TS. Hà Đăng Sơn: Nếu không cải cách giá điện, chắc chắn sẽ không thể thu hút đầu tư

Theo TS. Hà Đăng Sơn, nếu tiếp tục không cải cách giá điện sẽ khó thu hút vốn từ các nhà đầu tư tư nhân và cũng khó khăn cho triển khai quy hoạch điện.
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Không có việc điều hành giá điện bất cập, gây thua lỗ Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Sớm hoàn thiện cơ chế giá điện hai thành phần Chính thức phê duyệt khung giá điện gió và thủy điện nhập khẩu từ Lào

Chiều 10/10, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm "Giá thành điện - Thực trạng và giải pháp" với sự tham dự của các nhà quản lý, đại biểu Quốc hội, chuyên gia kinh tế, năng lượng.

Chia sẻ về cải cách giá điện, TS. Hà Đăng Sơn - Chuyên gia năng lượng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh - cho rằng: “Có một thách thức rất lớn cho giá điện là chi phí. Tôi đã làm việc với nhiều đơn vị như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân, truyền tải thì thấy rất rõ là chi phí gần như không tạo được động lực để đầu tư. Giá chi trả cho truyền tải điện quá thấp”.

Phải tìm cách để giá bán điện theo kịp giá thành sản xuất
Các nhà quản lý, đại biểu Quốc hội, chuyên gia tham gia tọa đàm "Giá thành điện - Thực trạng và giải pháp". Ảnh: baochinhphu.vn

TS. Hà Đăng Sơn cho biết, trừ cơ cấu sản xuất với thuỷ điện thì còn lại các cơ cấu nguồn khác nhau chi phí đều phản ánh giá thành quốc tế. Ví dụ như điện than, phần nguyên liệu trong nước không nhiều, chủ yếu là nhà máy của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV), còn lại các nhà máy khác dùng than nhập khẩu với chất lượng cao thì bán theo giá nhập khẩu, tức là giá thị trường quốc tế. Khí cũng vậy. Mỏ khí của chúng ta sử dụng cho phát điện giá rẻ thì sản lượng không đáp ứng được nhu cầu nữa và phải nhập khẩu nhiều.

Theo kinh nghiệm của quốc tế, TS. Hà Đăng Sơn cho biết, mỗi quốc gia có quy trình tính toán khác nhau nhưng chi phí cho sản xuất điện đóng một tỷ trọng rất lớn. Ví dụ, chi phí truyền tải của nước ta gần như không đáng kể cho cơ cấu giá thành điện, nhưng các quốc gia khác như Australia, Đức, Áo… họ tính chi phí liên quan đến điều hành hệ thống, truyền tải chiếm tỷ trọng rất lớn so với chi phí phát điện. Chi phí phát điện ở các quốc gia này chỉ chiếm khoảng từ 20 - 30%, còn lại là các chi phí khác liên quan đến truyền tải, điều độ, phụ trợ.

Tìm giải pháp để giá bán điện theo kịp giá thành sản xuất
TS. Hà Đăng Sơn: Nếu chúng ta vẫn tiếp tục duy trì một cơ chế giá bán điện có sự trợ giá, bù lỗ thì EVN sẽ không có đủ nguồn lực đầu tư các dự án lớn. Ảnh: baochinhphu.vn

Mặt khác, hiện Chính phủ đang nỗ lực thông qua các doanh nghiệp chủ chốt có vai trò hỗ trợ điều hành như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) để đạt các mục tiêu về an sinh xã hội, ổn định chi phí vì điện năng là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo chi phí sản xuất ở mức độ phù hợp cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo TS. Hà Đăng Sơn nếu vẫn tiếp tục duy trì một cơ chế giá bán điện có sự trợ giá, bù lỗ thì EVN sẽ không có đủ nguồn lực đầu tư các dự án lớn. Vừa qua việc xây dựng đường dây 500 KV mạch 3 có nỗ lực rất lớn của EVN để làm sao đạt được tiến độ nhanh nhất.

“Nhưng EVN có thể gồng được bao nhiêu với các dự án tương tự như thế? Sắp tới chúng ta thấy rõ thách thức rất lớn đối với xây dựng các nguồn điện mang tính chủ đạo để bảo đảm an ninh năng lượng, như Chính phủ chỉ đạo là không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào. Thế thì nguồn lực trong trường hợp này của EVN là gì nếu như EVN vẫn liên tiếp bị lỗ?”, TS Hà Đăng Sơn nói.

Theo TS Hà Đăng Sơn nếu tiếp tục không có cải cách giá điện thì EVN chắc chắn sẽ lỗ và uy tín tài chính để vay vốn sẽ bị xếp hạng thấp. Do đó cực kỳ khó khăn trong thu xếp vốn và khó có được lãi suất ưu đãi, mà phải trả lãi cao do rủi ro cao. Hơn nữa, với mức giá điện hiện nay thì không thể thu hút vốn từ các nhà đầu tư tư nhân và cũng gây khó khăn cho triển khai quy hoạch phát triển điện trung, dài hạn.

Đơn cử như, PVN và EVN là hai tập đoàn lớn của Nhà nước, trong việc đàm phán hợp đồng mua bán điện cực kỳ khó khăn. Theo TS. Hà Đăng Sơn, khó khăn không liên quan đến thủ tục hay quy trình mà chủ yếu liên quan đến giá bao nhiêu, sản lượng mua cam kết là bao nhiêu, quy trình chuyển chi phí từ việc mua khí đưa vào cam kết sản xuất điện là gì. Đối với các nhà đầu tư nhân thì họ còn gặp nhiều khó khăn hơn và sẽ gặp vấn đề lớn nếu không giải quyết được bài toán là giá mà EVN có thể chấp nhận ký kết hợp đồng để mua điện.

Minh Quang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

EVN tiếp tục nâng cao chất lượng kinh doanh, dịch vụ khách hàng năm 2025

EVN tiếp tục nâng cao chất lượng kinh doanh, dịch vụ khách hàng năm 2025

Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện

Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện

Chỉ thị của Bộ Công Thương về bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và năm 2025

Chỉ thị của Bộ Công Thương về bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và năm 2025

EVNGENCO2 tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các dự án, nhà máy điện tại Lào

EVNGENCO2 tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các dự án, nhà máy điện tại Lào

Tuyên Quang: Hoàn thành các công trình điện, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương

Tuyên Quang: Hoàn thành các công trình điện, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương

Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất

Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất

EVNNPT tăng cường khả năng truyền tải điện cho nhiều tỉnh miền Trung - Nam

EVNNPT tăng cường khả năng truyền tải điện cho nhiều tỉnh miền Trung - Nam

Hội nghị Người lao động EVNGENCO2 năm 2024: Phát huy quyền dân chủ của người lao động

Hội nghị Người lao động EVNGENCO2 năm 2024: Phát huy quyền dân chủ của người lao động

Gỡ vướng năng lượng tái tạo: Doanh nghiệp đánh giá cao 6 nhóm giải pháp của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Gỡ vướng năng lượng tái tạo: Doanh nghiệp đánh giá cao 6 nhóm giải pháp của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Nhà máy Thủy điện Quảng Trị tích nước phục vụ sản xuất kinh doanh và cấp nước hạ du năm 2025

Nhà máy Thủy điện Quảng Trị tích nước phục vụ sản xuất kinh doanh và cấp nước hạ du năm 2025

Hoà lưới thành công tổ máy 2 thuỷ điện Ialy mở rộng vượt tiến độ 18 ngày

Hoà lưới thành công tổ máy 2 thuỷ điện Ialy mở rộng vượt tiến độ 18 ngày

Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 kỷ niệm 20 năm hoạt động

Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 kỷ niệm 20 năm hoạt động

Long An và EVNNPT tìm giải pháp gỡ vướng hàng loạt dự án truyền tải điện

Long An và EVNNPT tìm giải pháp gỡ vướng hàng loạt dự án truyền tải điện

Đánh thức giấc mơ

Đánh thức giấc mơ 'ngủ đông' điện hạt nhân: Bài 5 - Xây dựng nguồn nhân lực tự chủ - cách nào?

Công ty Điện lực Lạng Sơn: Tặng tivi, lắp đèn năng lượng mặt trời trong Tháng tri ân khách hàng

Công ty Điện lực Lạng Sơn: Tặng tivi, lắp đèn năng lượng mặt trời trong Tháng tri ân khách hàng

Yên Bái: Đốc thúc tiến độ khởi công dự án Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Yên Bái: Đốc thúc tiến độ khởi công dự án Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Bộ Công Thương và EU làm việc tại Cần Thơ, Trà Vinh về phát triển năng lượng

Bộ Công Thương và EU làm việc tại Cần Thơ, Trà Vinh về phát triển năng lượng

Xem thêm