Thứ ba 13/05/2025 03:49

Truyền thông quốc tế đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam tươi sáng

Ngày 25/12, trang fibre2fashion.com (Ấn Độ) đánh giá, kinh tế Việt Nam đang phát triển với những tín hiệu tích cực.

Cuộc khảo sát của Hiệp hội Công nghiệp thời trang Mỹ (USFIA) cho thấy, Việt Nam ghi điểm cao hơn một số nước châu Á về sản xuất các sản phẩm có giá trị cao. Việt Nam có lợi thế cạnh tranh tốt hơn vì đang dẫn đầu về khả năng sản xuất nhanh nhiều loại sản phẩm nhờ đầu tư vào máy móc và có lực lượng lao động lành nghề.

Xuất khẩu hàng dệt may (trừ sợi và xơ) và hàng may mặc của Việt Nam không ngừng tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Các thị trường chính cho hàng dệt may của Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc… Bài viết nhận định những lý do thúc đẩy tăng trưởng gồm nhu cầu toàn cầu tăng, đầu tư chiến lược vào công nghệ và đổi mới, các hiệp định thương mại và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

Sản xuất hàng may mặc tại Xí nghiệp Sơ mi, Veston của Tổng công ty May 10 tại Sài Đồng, Quận Long Biên, Hà Nội. Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN

Nhu cầu toàn cầu tại các thị trường trọng điểm là Mỹ, châu Âu và châu Á tăng, sau khi phục hồi từ đại dịch Covid-19. Theo trang fibre2fashion.com, các nhà sản xuất dệt may của Việt Nam đang đầu tư vào máy móc tự động, số hóa và các hoạt động bền vững để nâng cao hiệu quả, năng suất và chất lượng trong quy trình sản xuất.

Đồng thời, Việt Nam tiếp tục đa dạng hóa thị trường xuất khẩu ngoài Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) thông qua khai thác các thị trường mới ở châu Á, châu Phi và Trung Đông. Các quan hệ đối tác thương mại mới và khả năng sinh lợi đã được định hình. Các hiệp định thương mại chiến lược cũng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng xuất khẩu.

Tương tự, trang financemiddleeast.com (Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất) đánh giá Việt Nam tiếp tục là một “mắt xích” quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo bài viết, châu Á tiếp tục là nền tảng của tăng trưởng kinh tế toàn cầu, dự kiến chiếm 60% mức tăng trưởng toàn cầu vào năm 2024. Mặc dù kinh tế của Trung Quốc sụt giảm, nhưng các thị trường châu Á khác trở thành điểm nóng đầu tư. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ấn Độ dự kiến tăng hơn 6% trong năm 2024.

Trong khi đó, các nền kinh tế Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, Indonesia và Philippines được hưởng lợi từ việc chuyển dịch chuỗi cung ứng. Dữ liệu từ cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings cho thấy, sản lượng sản xuất của Việt Nam tăng 8,1% trong năm 2024. Đây là minh chứng cho thấy Việt Nam đang trở thành một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

baotintuc.vn
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

5 trường đại học vào chung kết Sinh viên thông thái 2025

Thái Nguyên tích cực hưởng ứng cuộc thi tiết kiệm điện 2025

Thông tin mới nhất về tăng lương cơ sở trong năm 2025

Thái Nguyên: Cháy lớn tại phường Gia Sàng, khói lửa bao trùm nhiều nhà dân

Vụ lòng se điếu: Lòng Chát mở cửa trở lại, nói không dùng hàng Trung Quốc

Dược phẩm Hoa Linh: Gieo mầm xanh, hướng tới phát triển bền vững

Nhân sự tuần qua: Bổ nhiệm lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang

Thời tiết hôm nay 12/5: Hà Nội đêm không mưa, ngày nắng

Thời tiết biển hôm nay 12/5/2025: Cảnh báo biển động

'Bố chuột' của Duy Mạnh và cú tát vào văn hóa đổ lỗi

Cõng bạn đi qua tuổi thơ, cõng luôn ước mơ đến vạch đích

Hà Nội: Bé trai lạc giữa phố, một giờ sau ôm chặt mẹ trong nước mắt

Tây Ninh: Nguyên nhân ban đầu vụ sụt đường dẫn cầu Hoà Bình

Khánh thành công trình thanh niên “Thắp sáng đường quê” tại Lào Cai

Hà Giang: Ngôi nhà 3 tầng cháy ngùn ngụt giữa trưa

Nhiều tài khoản mạng xã hội giả mạo thương hiệu đồ ăn nhanh

Bộ Tư pháp đề xuất kiểm soát giá nhà ở xã hội

Lan tỏa năng lượng tích cực cho thanh niên công nhân

Ấn tượng hình ảnh chiến sĩ Hải quân duyệt đội ngũ chào mừng 70 năm giải phóng Hải Phòng

Hoành tráng lễ diễu hành mừng 70 năm ngày Giải phóng Hải Phòng