Thứ sáu 08/11/2024 06:27

Trung Quốc yêu cầu WTO cho phép trừng phạt 2,4 tỷ USD đối với Mỹ

Trung Quốc đang tìm kiếm sự ủng hộ của WTO đối với các biện pháp trừng phạt trị giá 2,4 tỷ USD trả đũa đối với Mỹ vì đã không tuân thủ phán quyết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong một vụ kiện nêu bật các khiếu nại của Nhà Trắng về cơ quan thương mại toàn cầu.

Theo đó, trong tài liệu được công bố ngày 21/10, Cơ quan giải quyết tranh chấp WTO (DSB) sẽ xem xét vụ kiện này bắt nguồn từ thời chính quyền Tổng thống Obama vào ngày 28/10.

Các thẩm phán phúc thẩm của WTO cho biết hồi tháng 7, Mỹ đã không hoàn toàn tuân thủ phán quyết của cơ quan thương mại về thuế quan áp dụng đối với các tấm pin mặt trời, tháp gió và xi lanh thép của Trung Quốc. Họ nói rằng Bắc Kinh có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt trả đũa nếu Washington không loại bỏ thuế quan. Washington đã thách thức tính hợp lệ của phán quyết WTO và có thể gây ra tranh chấp 2,4 tỷ USD trong các biện pháp trừng phạt trả đũa, đưa vấn đề ra trọng tài. Tranh chấp xảy ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Trump đang thúc đẩy WTO sửa đổi các quy tắc cho phép Trung Quốc tự coi mình là một quốc gia đang phát triển, và đang trong cuộc chiến thương mại rộng lớn với Bắc Kinh.

Các quan chức Mỹ cho rằng, Trung Quốc được hưởng lợi từ việc được đối xử thuận lợi tại WTO, đồng thời trợ cấp cho hàng hóa sản xuất và xuất khẩu ra thị trường thế giới. Cơ quan tranh chấp WTO đã bật đèn xanh cho Bắc Kinh một cách hiệu quả để tìm kiếm các biện pháp trừng phạt vào giữa tháng 8. Mỹ cho biết tại thời điểm đó họ không xem kết quả của WTO là hợp lệ và các thẩm phán đã áp dụng “cách giải thích pháp lý sai trong tranh chấp này”. Phía Mỹ cho rằng Trung Quốc tiếp tục vi phạm Hiệp định trợ cấp của WTO và sau thông báo đưa ra, các quan chức Mỹ tại Washington và Geneva đều không có bình luận nào thêm vào ngày 21/10.

Phó Tổng giám đốc WTO Alan Wolff cho rằng, việc các thành viên tiếp tục đệ trình các vụ kiện với WTO đã chứng minh niềm tin của họ rằng một sự bế tắc đối với quá trình giải quyết tranh chấp WTO cuối cùng có thể được giải quyết. WTO không thể ngăn chặn một cuộc chiến thương mại, nhưng có thể là một phần của giải pháp. Có thể có những thời điểm khó khăn phía trước, nhưng cuối cùng hệ thống thương mại vẫn sẽ tồn tại và được cải thiện.

Trung Quốc đã khiếu nại tới WTO vào năm 2012 về thuế quan chống trợ cấp của Mỹ, được gọi là thuế đối kháng, đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc mà Bắc Kinh ước tính trị giá 7,3 tỷ đôla vào thời điểm đó. Các mức thuế được áp đặt là kết quả của 17 cuộc điều tra được Bộ Thương mại Mỹ bắt đầu tiến hành từ năm 2007 - 2012. Văn phòng của Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) Robert Lighthizer cho biết, phán quyết của WTO công nhận rằng Mỹ đã chứng minh việc Trung Quốc sử dụng các doanh nghiệp nhà nước để trợ cấp và bóp méo nền kinh tế. Phán quyết này cũng cho biết Mỹ phải chấp nhận giá cả của Trung Quốc để đo lường các khoản trợ cấp, mặc dù USTR đã xem các mức giá đó là méo mó.

Mỹ và Trung Quốc đã áp dụng một loạt các mức thuế trả đũa nhau trong 15 tháng qua đã làm chao đảo thị trường tài chính và dẫn đến một sự suy giảm mạnh mẽ đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 21/10 cho biết, công việc về một hiệp định thương mại Mỹ - Trung Quốc đang diễn ra tốt đẹp. Hôm 18/10, ông Trump cho biết một thỏa thuận thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ được ký kết vào thời điểm các cuộc họp của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương diễn ra tại Chile vào ngày 16 và 17/11.

Việt Dũng

Tin cùng chuyên mục

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU 2024: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững

10 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến gần mốc 170 tỷ USD sau 10 tháng

Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024

Gạo Việt, xây dựng thương hiệu bằng chất lượng

Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Hơn 400 gian hàng tham gia Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc năm 2024

Hải Phòng: Tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 12,15 tỷ USD trong tháng 10/2024

Hà Nội: Người dân thích thú nếm hương vị quốc tế tại Triển lãm thực phẩm lớn nhất Việt Nam

Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada tăng trở lại

Ngày 21/11 diễn ra sự kiện ‘Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024’

Khai mạc Triển lãm kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số thành phố Hà Nội 2024

Xuất nhập khẩu hàng hoá 10 tháng năm 2024: Xuất khẩu tăng mạnh

Mời tham dự Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ

Đoàn doanh nghiệp Việt tham gia Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 7

Những lưu ý khi doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Á

Hải Phòng: Hơn 300 người tham gia lớp tập huấn quy định pháp luật về thương mại điện tử

Doanh nghiệp Việt Nam đạt Thương hiệu quốc gia: Tiên phong bước vào kỷ nguyên xanh

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng