Chủ nhật 20/04/2025 22:55

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện lớn nhất của Việt Nam

9 tháng năm 2024, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim lớn nhất của Việt Nam, đạt hơn 3,5 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu mặt hàng máy ảnh, máy quay phim và linh kiện trong tháng 9 đã thu về hơn 707 triệu USD, giảm 6,8% so với tháng 8. Lũy kế trong 9 tháng đầu năm mặt hàng này đã thu về cho Việt Nam hơn 6,15 tỷ USD, tăng mạnh 29,6% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, xuất khẩu mặt hàng máy ảnh, máy quay phim và kinh kiện 9 tháng đầu năm 2024 sang hầu hết các thị trường tăng kim ngạch so với 9 tháng đầu năm 2023.

Xét về thị trường, 3 cường quốc công nghệ là Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc đều đang là nhà nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Cụ thể, Trung Quốc đang dẫn đầu với kim ngạch đạt hơn 3,5 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm, tăng mạnh 40% so với cùng kỳ năm trước.

Đứng thứ 2 là Mỹ với kim ngạch đạt hơn 902 triệu USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2023. Hàn Quốc đứng ở vị trí thứ 3 với hơn 349 triệu USD, tuy nhiên giảm 8% so với cùng kỳ năm 2023.

Xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng trưởng mạnh. Ảnh: MH

Theo Mordor Intelligence, quy mô thị trường máy ảnh kỹ thuật số dự kiến sẽ đạt 6,83 tỷ USD vào năm 2029.

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện đang trở thành một trong những ngành hàng công nghệ quan trọng của Việt Nam. Tại thị trường Việt Nam, trong năm 2023, xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện đã mang về hơn 7,6 tỷ USD, tăng 19,5% so với cùng kỳ.

Tính đến thời điểm hiện tại, xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện của Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ so với cùng kỳ năm trước, tạo đà tăng trưởng ấn tượng và góp phần tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của đất nước, minh chứng cho sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp công nghệ Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Để giữ vững vị trí và tiềm năng phát triển, chuyên gia khuyến cáo, các nhà sản xuất chú trọng đầu tư vào nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường quốc tế. Sự đổi mới trong công nghệ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao và đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

Theo Tổng cục Thống kê, để thúc đẩy ngành công nghiệp điện tử phát triển nhanh, bền vững, cần xác định rõ chiến lược phát triển của ngành; trong đó, chú trọng tới việc xác định sản phẩm cốt lõi, có sức đột phá.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu

Tin cùng chuyên mục

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD