Trung Quốc sẵn sàng cho viễn cảnh 'chiến tranh thương mại' sau khi ông Donald Trump đắc cử

Trong bối cảnh ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm tới, Trung Quốc đã chuẩn bị cho viễn cảnh 'chiến tranh thương mại', nhưng vẫn mong muốn giữ 'hòa khí'.
Châu Âu hậu chiến thắng của ông Donald Trump: Hai thái cực khó lường Mỹ 'rót' viện trợ khủng cho Ukraine trước khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng Cựu Thủ tướng Australia xóa bài đăng chỉ trích ông Donald Trump

Khi ông Donald Trump lần đầu phát động một cuộc “chiến tranh thương mại” với Trung Quốc vào năm 2018, nhiều chuyên gia cho rằng, Bắc Kinh đã liên tục ở trong thế bị động và không chắc chắn. Nhưng trong bối cảnh ông Trump trở lại Nhà Trắng vào tháng 1/2025, câu chuyện có thể sẽ khác.

Trung Quốc sẵn sàng cho viễn cảnh 'chiến tranh thương mại' sau khi ông Donald Trump đắc cử
Ông Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại một sự kiện tại Bắc Kinh vào năm 2017. Ảnh: AP

Trong quá trình tranh cử, ông Trump đã tuyên bố sẽ áp thuế lên tới 60% đối với hàng hóa từ Trung Quốc, một mức thuế mà theo tờ Bloomberg sẽ “tàn phá thương mại giữa các nền kinh tế lớn nhất thế giới”. Cũng theo trang báo này, việc ông Trump tiếp tục các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với công nghệ tiên tiến của Tổng thống đương nhiệm Biden sẽ có tác động vô cùng lớn.

Còn nhớ trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc bằng một thỏa thuận được ký vào tháng 1/2020, trong đó bao gồm một cam kết của Trung Quốc về việc mua 200 tỷ USD hàng hóa từ Mỹ. Thế nhưng, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã nhanh chóng làm xấu đi mối quan hệ giữa hai nước, và kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ chưa thể trở về mức trước đại dịch.

“Tuy nhiên, kể từ đó, Trung Quốc đã có các bước đi chiến lược để đảm bảo rằng, họ có khả năng phục hồi tốt hơn và có vị thế tốt hơn để đáp trả”, tờ Bloomberg nhận định. Trang báo này cũng dẫn lời ông Zhou Bo, một thành viên cấp cao tại Trung tâm An ninh và Chiến lược Quốc tế của Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc), khẳng định: "Về mặt tâm lý, Trung Quốc đã chuẩn bị tốt hơn nhiều để "đối phó" với ông Trump một lần nữa”.

Theo Bloomberg, điểm mấu chốt trong kế hoạch đối phó của Trung Quốc là những “chiến lược” mới, bao gồm kiểm soát xuất khẩu đối với các nguyên liệu thô quan trọng, đồng thời áp thuế quan đối với hàng hóa nông nghiệp và các công ty chủ chốt của Hoa Kỳ.

Trong đó, quan trọng nhất là kiểm soát hàng xuất khẩu, một “chiến lược” mà Mỹ đã từng sử dụng để chống lại Trung Quốc. Năm ngoái, Bắc Kinh đã hạn chế xuất khẩu gali và germani, hai kim loại được sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất chip, thiết bị truyền thông và quốc phòng. Trung Quốc cũng có thể tìm cách áp đặt lệnh hạn chế đối với các nguyên liệu thô quan trọng đối với các ngành công nghiệp chiến lược của Mỹ, chẳng hạn như antimon, được sử dụng trong một số thiết bị bán dẫn.

Trung Quốc cũng đã phát triển một quy trình chính thức để “trừng phạt” các công ty từ Mỹ. Vào tháng 9 vừa qua, các nhà chức trách Trung Quốc cho biết nước này sẽ bắt đầu điều tra PVH Corp., công ty mẹ của các hãng thời trang nổi tiếng Tommy Hilfiger và Calvin Klein, do không sử dụng bông nhập khẩu từ vùng Tân Cương Nhĩ, sau hạn chế thướng mại của Mỹ. Theo Financial Times, Bắc Kinh cũng đã ra lệnh trừng phạt một công ty sản xuất máy bay không người lái của Mỹ vì cung cấp cho Đài Loan, ngăn chặn công ty này mua các bộ phận tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, mục tiêu chiến lược của Trung Quốc có thể lại chính là hàng nông sản xuất khẩu từ Mỹ. Kể từ nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, Brazil đã củng cố vị thế là nhà cung cấp đậu nành lớn nhất cho Trung Quốc, và hiện cũng là nguồn nhập khẩu ngô lớn nhất của nước này. Trên thực tế, vào năm 2016, Mỹ cung cấp hơn 40% lượng đậu nành nhập khẩu vào Trung Quốc, nhưng con số này đã giảm xuống còn dưới 18% trong chín tháng đầu năm 2024.

Nền kinh tế chậm lại của Trung Quốc cũng mang lại cho Bắc Kinh nhiều “lợi thế” bất ngờ, vì nhu cầu về thịt lợn, cũng như về ngô và đậu nành để nuôi lợn, đã giảm mạnh. Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc có thể ít phụ thuộc hơn vào hàng nhập khẩu, và dễ dàng chuyển giao hoạt động mua hàng từ Mỹ sang các quốc gia khác.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn muốn tránh một cuộc chiến thuế quan mới, được dự đoán là có thể gây ra hậu quả tàn khốc hơn nhiều so với lần trước. Kể từ sau đại dịch, Trung Quốc đã dựa vào việc xuất khẩu hàng hóa sang phương Tây, như xe điện và pin, để vực dậy nền kinh tế, vốn đang bị ảnh hưởng bởi áp lực giảm phát và khủng hoảng bất động sản. Các nhà lập pháp Trung Quốc dự kiến cũng sẽ họp trong tuần này để xây dựng các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu.

Về phần mình, ông Donald Trump cũng từng nói rằng, ông sẽ cởi mở với cơ hội đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ. Chia sẻ với tờ Bloomberg, ông Henry Wang Huiyao, nhà sáng lập Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa (Bắc Kinh) khẳng định: “Điều này có khả năng tạo thành cơ sở cho một số thỏa thuận giữa hai quốc gia, nhằm tránh một cuộc chiến tranh thương mại mới.”

"Ông Trump là một chính trị gia “rất thực tế”, tập trung vào việc giải quyết các vấn đề cụ thể. Trung Quốc đang là quốc gia dẫn đầu về xe điện và công nghệ xanh, đây là một cơ hội to lớn mà các công ty Trung Quốc có thể "đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại", ông Huiyao nói thêm.

Tuy nhiên, theo Bloomberg, Trung Quốc vẫn đang phải “hy vọng vào điều tốt nhất và chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất”. Quốc gia này cũng sẽ không có nhiều lựa chọn nếu ông Trump muốn giữ vững “lời hứa” của mình với cử tri, cho dù chính sách thuế quan của ông có thể sẽ gây tổn hại đến nền kinh tế Mỹ.

Giáo sư Tu Xinquan tại Đại học Kinh doanh và Kinh tế Quốc tế tại Bắc Kinh, cho biết: “Chúng tôi đã nói rất nhiều về những gì Trung Quốc có thể làm để chuẩn bị cho kịch bản này, nhưng cuối cùng thì có quá nhiều điều không thể đoán trước được. Chúng tôi chỉ có thể giải quyết vấn đề một khi nó xảy ra”.

Phú Quý (theo Bloomberg)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thấy gì từ các ‘ông lớn’ làm chủ cánh buồm trong bão thương mại?

Thấy gì từ các ‘ông lớn’ làm chủ cánh buồm trong bão thương mại?

Nhiều quốc gia đã chủ động “làm chủ cánh buồm” giữa bão thương mại toàn cầu. Việt Nam cần chọn hướng đi để không trôi theo sóng, mà dẫn dắt dòng chảy mới.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 4/4: Lính Ukraine bỏ chạy ở Toretsk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 4/4: Lính Ukraine bỏ chạy ở Toretsk

Lực lượng Ukraine tháo chạy khỏi Toretsk; Nga đục thủng phòng tuyến Ukraine tại Kamenskoye... là những tin nóng có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối 4/4.
Anh khó sở hữu

Anh khó sở hữu 'đối trọng' của siêu tăng T-14 Armata

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 4/4: Anh khó có thể sớm sở hữu 'đối trọng' của xe tăng Armata khi nguồn lực phân bổ cho chương trình phát triển không đầy đủ.
Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Việt Nam có thể học hỏi điều gì từ kinh nghiệm quốc tế?
Chiến sự Nga-Ukraine tối 3/4: Lính Ukraine bỏ trốn ở Konstantinovka

Chiến sự Nga-Ukraine tối 3/4: Lính Ukraine bỏ trốn ở Konstantinovka

Nga siết vây Konstantinovka, lính Ukraine tháo chạy; Nga dội hỏa lực xuống Zaporizhia... là những thông tin có trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine tối 3/4.

Tin cùng chuyên mục

Tiền ảo Pi Network: Ảo đến mức nào?

Tiền ảo Pi Network: Ảo đến mức nào?

Pi Network là một trong những đồng tiền ảo mới được chú ý nhất trong thời gian gần đây. Pi Network mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư hay tiềm ẩn rủi ro?
Phản ứng của Malaysia khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 24%

Phản ứng của Malaysia khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 24%

Ngay sau khi Hoa Kỳ ra Sắc lệnh thuế đối ứng với các đối tác thương mại, phía Malaysia ngay lập tức đã lên tiếng, khẳng định không trả đũa thuế quan.
Trung Quốc phát triển tên lửa Kinzhal nội địa

Trung Quốc phát triển tên lửa Kinzhal nội địa

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 3/4: Trung Quốc phát triển tên lửa Kinzhal nội địa; Nga phát triển hệ thống chế áp quang điện tử tích hợp phương tiện chiến đấu.
Bài học từ những cường quốc đi qua ‘siêu bão’ thương mại

Bài học từ những cường quốc đi qua ‘siêu bão’ thương mại

Nhiều quốc gia đã vượt “siêu bão” thương mại nhờ bản lĩnh chính sách và nội lực công nghệ. Đó có lẽ cũng gợi mở nhiều bài học lớn cho Việt Nam hôm nay.
Nhật Bản: Động đất 6,2 độ, hàng triệu người cảm nhận rung chấn

Nhật Bản: Động đất 6,2 độ, hàng triệu người cảm nhận rung chấn

Một trận động đất 6,2 độ Richter đã làm rung chuyển khu vực cách Nishinoomote, Nhật Bản 54 km về phía đông bắc vào lúc 14:03:57 GMT ngày 2/4.
Tổng thống Trump áp thuế 10% với toàn bộ hàng nhập khẩu, Việt Nam chịu mức 46%

Tổng thống Trump áp thuế 10% với toàn bộ hàng nhập khẩu, Việt Nam chịu mức 46%

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 2/4 (giờ Mỹ) cho biết sẽ áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào nước này.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 2/4: Lính Ukraine tháo chạy ở Donetsk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 2/4: Lính Ukraine tháo chạy ở Donetsk

Lính Ukraine rút chạy khỏi nam Donetsk; Kamenskoye bị cô lập... là những thông tin nóng được cập nhật trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine tối ngày 2/4.
Hoa Kỳ bắt đầu thử nghiệm máy bay cảm tử UAV in 3D

Hoa Kỳ bắt đầu thử nghiệm máy bay cảm tử UAV in 3D

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 2/4: Hoa Kỳ bắt đầu thử nghiệm UAV in 3D, khi các thử nghiệm loại vũ khí sản xuất hàng loạt mới cho thấy tốc độ và hiệu quả.
Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử

Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử

Logistics trở thành yếu tố quyết định thành công trong thương mại điện tử, doanh nghiệp Việt Nam học hỏi được gì qua chiến lược từ các 'ông lớn' trên thế giới?
Năng lượng tái tạo Ấn Độ đối mặt khó khăn về vốn

Năng lượng tái tạo Ấn Độ đối mặt khó khăn về vốn

Cam kết đạt 500 GW công suất năng lượng không dùng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2030, Ấn Độ đang nổi lên như một quốc gia đi đầu trong lĩnh vực năng lượng sạch.
Chiến sự Nga - Ukraine: Liệu có thể kết thúc trong năm 2025?

Chiến sự Nga - Ukraine: Liệu có thể kết thúc trong năm 2025?

Chiến sự Nga - Ukraine đã kéo dài hơn ba năm, để lại những tổn thất nghiêm trọng về người và của, đồng thời làm rung chuyển cán cân quyền lực trên toàn cầu.
Long Thành - Changi: Hai sân bay hàng đầu du lịch Đông Nam Á

Long Thành - Changi: Hai sân bay hàng đầu du lịch Đông Nam Á

Cả sân bay Long Thành (Việt Nam) và sân bay Changi (Singapore) đều đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ngành hàng không và du lịch tại Đông Nam Á.
Xuất hiện nhà tiên tri động đất: Tin hay không?

Xuất hiện nhà tiên tri động đất: Tin hay không?

Gần đây, thông tin một nhà "tiên tri" từ Ấn độ đã viết trên mạng xã hội về sự cố động đất ở Myanmar đã gây xôn xao dư luận. Vậy chúng ta có nên tin không?
Khủng hoảng gạo ở Nhật Bản: Việt Nam học được gì?

Khủng hoảng gạo ở Nhật Bản: Việt Nam học được gì?

Trong tháng 3/2025, giá gạo tại Tokyo đã tăng vọt khoảng 90% so với cùng kỳ năm trước, gây ra tác động đối với CPI và lạm phát ở Nhật Bản. Việt Nam học được gì?
Chiến sự Nga-Ukraine tối 1/4: Hàng loạt lính Ukraine đào tẩu

Chiến sự Nga-Ukraine tối 1/4: Hàng loạt lính Ukraine đào tẩu

Krasnoye Pervoye thất thủ; Nga phá vỡ phòng tuyến nam Donetsk... là những thông tin nóng được cập nhật trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối ngày 1/4.
Động đất tại Myanmar: Quân đội Việt Nam tìm được nạn nhân đầu tiên

Động đất tại Myanmar: Quân đội Việt Nam tìm được nạn nhân đầu tiên

Lực lượng cứu hộ, cứu nạn của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đưa thi thể một nạn nhân ra khỏi đống đổ nát của tòa nhà bị sập tại thủ đô Naypyidaw, Myanmar.
Máy bay chiến đấu F-16 Ba Lan sắp

Máy bay chiến đấu F-16 Ba Lan sắp 'gặp' Su-30 của Nga tại Hy Lạp

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 1/4: May bay chiến đấu F-16 sắp 'gặp' Su-30 của Nga tại Hy Lạp với các kíp phi công Ấn Độ tại Iniochos-2025.
Động đất tại Myanmar: Nghĩa tình người Việt Nam trong hoạn nạn

Động đất tại Myanmar: Nghĩa tình người Việt Nam trong hoạn nạn

Sau trận động đất tại Myanmar, lực lượng cứu hộ Việt Nam đã và đang “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, chắt chiu thời gian để tìm kiếm những nạn nhân mất tích…
Động đất rình rập: Đông Nam Á đã thực sự sẵn sàng?

Động đất rình rập: Đông Nam Á đã thực sự sẵn sàng?

Đông Nam Á nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương dẫn đến thường xuyên đối mặt với nguy cơ động đất. Việc triển khai hệ thống cảnh báo sớm là rất quan trọng.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 31/3: Lính Ukraine rút lui ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 31/3: Lính Ukraine rút lui ở Kursk

Nga siết gọng kìm ở mặt trận Zaporizhia; lính Ukraine vỡ trận tại Demidovka... là những thông tin cập nhật trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine tối 31/3.
Mobile VerionPhiên bản di động