Thứ tư 23/04/2025 22:37

Trung Quốc củng cố vị thế cường quốc điện sạch toàn cầu

Tổng sản lượng điện sạch tại Trung Quốc trong quý I/2025 đạt hơn 951 terawatt giờ, mức cao nhất trong lịch sử cho quý đầu năm, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024.

Hệ thống điện của Trung Quốc đã đạt được một số kỷ lục mới về sản xuất năng lượng sạch trong quý I/2025, khẳng định vị thế dẫn đầu thế giới của nước này về sản xuất điện sạch.

Theo dữ liệu từ tổ chức nghiên cứu năng lượng Ember, tổng sản lượng điện sạch tại Trung Quốc trong quý I năm nay đạt hơn 951 terawatt giờ (TWh). Đây là mức cao nhất trong lịch sử cho quý đầu năm, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024 và vượt xa tốc độ tăng trưởng của điện sạch ở các thị trường lớn khác, bao gồm châu Âu và Mỹ.

Tăng trưởng về sản lượng cũng giúp tỷ trọng điện sạch trong tổng cơ cấu sản xuất điện của Trung Quốc đạt mức kỷ lục 39% trong quý I/2025, so với 34% cùng kỳ năm ngoái.

Tổng sản lượng điện sạch tại Trung Quốc trong quý I/2025 đạt hơn 951 terawatt giờ (TWh). Ảnh minh họa

Sản lượng điện mặt trời tăng cao

Các trang trại điện gió là nguồn năng lượng sạch lớn nhất của Trung Quốc trong quý I/2025, với sản lượng đạt 307 TWh, chiếm tỷ lệ kỷ lục 13% trong tổng sản lượng điện của cả quý.

Tuy nhiên, các trang trại điện mặt trời lại ghi nhận mức tăng sản lượng lớn nhất so với quý I/2024, với 48%, đạt 254 TWh. Tỷ trọng điện mặt trời trong tổng sản lượng điện đạt kỷ lục 10%.

Công suất mới giúp các trang trại điện mặt trời và điện gió lần đầu tiên sản xuất nhiều điện hơn các đập thủy điện trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3, đảm bảo rằng các nguồn năng lượng tái tạo tiếp tục mở rộng tỷ trọng trong cơ cấu sản xuất điện của Trung Quốc.

Sản lượng thủy điện trong quý I/2025 tăng 7% so với cùng kỳ năm 2024, đạt 226 TWh, trong khi sản lượng điện hạt nhân tăng 13%, đạt 117 TWh.

Cắt giảm nhiên liệu hóa thạch

Nhờ vào nguồn cung điện sạch tăng mạnh, các công ty điện lực của Trung Quốc đã giảm sản lượng từ các nhà máy điện than và khí tự nhiên trong quý I/2025 so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng điện từ các nhà máy nhiệt điện than - nguồn điện lớn nhất của Trung Quốc - giảm 4% so với quý I/2024, còn 1.421 TWh, trong khi tỷ trọng của điện than trong cơ cấu sản xuất giảm xuống còn 58% từ mức 63%.

Sản lượng điện từ các nhà máy sử dụng khí tự nhiên cũng giảm 4%, còn 67 TWh, trong khi tổng sản lượng của các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch giảm 4%, còn 2.445 TWh.

Xu hướng toàn cầu

Sự mở rộng sản lượng điện sạch của Trung Quốc vượt xa tốc độ tăng trưởng của điện sạch tại các thị trường lớn khác.

Trong quý I/2025, sản lượng điện sạch của Trung Quốc tăng 19% so với cùng kỳ năm trước, trong khi sản lượng này tại Mỹ chỉ tăng 6% và giảm 5% tại châu Âu.

Tốc độ tăng trưởng năm nay tiếp nối đà tăng 15% sản lượng điện sạch của Trung Quốc trong năm 2024, hơn gấp đôi mức tăng 6% của cả châu Âu và Mỹ trong năm ngoái.

Vị thế dẫn đầu của Trung Quốc về sản xuất điện sạch so với châu Âu và Mỹ có thể còn mở rộng hơn nữa trong những tháng tới khi các trang trại điện mặt trời của Trung Quốc đẩy tổng sản lượng điện sạch của nước này đạt mức cao nhất vào khoảng tháng 7 và tháng 8.

Sản lượng điện từ các nhà máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch tại Trung Quốc cũng có thể tăng vào mùa hè, khi nhiệt độ cao trên khắp đất nước thường dẫn đến nhu cầu sử dụng điện lớn hơn cho hệ thống điều hòa không khí.

Tuy nhiên, với sản lượng thủy điện cũng dự kiến đạt đỉnh vào mùa hè cùng với điện mặt trời, tổng sản lượng điện sạch của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng, đảm bảo rằng năm 2025 sẽ thiết lập thêm một kỷ lục mới về sản xuất điện sạch tại quốc gia này.

Tăng trưởng về sản lượng giúp tỷ trọng điện sạch trong tổng cơ cấu sản xuất điện của Trung Quốc đạt mức kỷ lục 39% trong quý I/2025, so với 34% cùng kỳ năm ngoái.
Mai Hương
Theo Reuters
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng sạch

Tin cùng chuyên mục

Đại hội Đảng bộ Công ty TNHH MTV Môi trường - TKV

NSMO: Diễn tập xử lý sự cố OpenOTS đảm bảo cấp điện dịp lễ 30/4 - 1/5

Chuẩn bị ban hành thông tư mới về giá bán lẻ điện bình quân

Phát động cuộc thi viết tiết kiệm điện lần 3 năm 2025

Thổ Nhĩ Kỳ mở rộng thăm dò năng lượng tại Biển Đen

Ma-rốc chuẩn bị mời thầu dự án nhà ga LNG

Chụp CT cho lò hơi: Công nghệ TempVision giúp tiết kiệm hàng chục tỷ đồng cho nhà máy nhiệt điện

Bộ Công Thương nêu 7 giải pháp đảm bảo cung cấp điện

Đóng điện 6 công trình điện 110kV chào mừng 50 năm thành lập EVNSPC

Nhiều giải pháp thúc đẩy tiết kiệm điện mùa nắng nóng

Đến 2035, Việt Nam sẽ có hơn 10.600 MW thuỷ điện tích năng

Lưới điện thông minh: Xu thế hay bắt buộc?

Chi tiết các dự án điện khí LNG và sử dụng khí trong nước đến 2035

Vương quốc Anh đẩy mạnh phát triển năng lượng gió

Khẩn trương triển khai thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Thẩm tra sơ bộ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sửa đổi)

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Hướng đi chiến lược cho phát triển năng lượng

Đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên: Bài 3 - Quyết tâm về đích đúng hạn

PC Đắk Lắk: Đảm bảo cung cấp điện ổn định mùa khô năm 2025

Bộ Công Thương đốc thúc xây dựng Kế hoạch thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII