Thứ sáu 27/12/2024 14:21

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Từ ngày 14-16/11, tại Hà Nội, diễn ra Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Lift Expo 2024), quy tụ hơn 100 doanh nghiệp tham gia.

Tăng cường hợp tác, mở rộng thị trường

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024 là sự kiện do Công ty TNHH Spex International phối hợp với các hiệp hội, doanh nghiệp trong và ngoài nước tổ chức.

Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024

Thời gian qua, kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh, quá trình đô thị hóa diễn ra khắp các tỉnh, thành. Nhờ đó, nhu cầu thang máy tăng nhanh.

Theo thống kê, hiện cả nước có hơn 200.000 thang máy đang được sử dụng và con số này không ngừng tăng qua từng năm. Chính sự phát triển nhanh này đã biến Việt Nam thành một trong những thị trường thang máy triển vọng nhất khu vực Đông Nam Á.

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024 có hơn 100 doanh nghiệp trong và ngoài nước với hàng trăm gian hàng, thương hiệu ngành thang máy, thiết bị nâng, vận chuyển và phụ trợ liên quan tham gia.

Đây là cơ hội hợp tác, kinh doanh giữa các doanh nghiệp, chủ đầu tư với người tiêu dùng. Đồng thời, là cầu nối quan trọng giữa các nhà sản xuất, nhà cung cấp, kỹ sư và chuyên gia trong ngành từ khắp nơi trên thế giới.

Thông qua triển lãm này, các doanh nghiệp sẽ có thể tăng cường hợp tác, mở rộng thị trường và đóng góp cho sự phát triển bền vững của ngành thang máy tại Việt Nam.

Triển lãm diễn ra từ ngày 14-16/11 với nhiều hoạt động hoạt động như: Lễ khai mạc; phiên bình chọn sản phẩm xuất sắc; thảo luận mở trong “Hội nghị kết nối sản phẩm và công nghệ thang máy”… Đây sẽ là nơi hội tụ của các chuyên gia, doanh nghiệp và cơ quan quản lý, mang lại những kiến thức, công nghệ và cơ hội hợp tác mới cho các bên tham gia.

Phát biểu khai mạc sự kiện sáng 14/11, bà Nguyễn Thị Kim Liên, Trưởng ban tổ Chức Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024 cho biết, triển lãm này là cầu nối để các doanh nghiệp trong nước có cơ hội học hỏi và giao lưu với các đối tác quốc tế, nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp thang máy tại Việt Nam.

Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và đô thị hóa tại Việt Nam, nhu cầu về hệ thống thang máy hiện đại, an toàn và bền vững đang ngày càng gia tăng. "Đây là một thị trường tiềm năng, không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn có cơ hội mở rộng ra các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á" - bà Nguyễn Thị Kim Liên nhấn mạnh.

Các đại biểu tham quan Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ triển lãm lần này, ngoài việc trưng bày các sản phẩm và công nghệ tiên tiến, chúng ta sẽ cùng tham dự các hội thảo chuyên đề, thảo luận về những xu hướng và thách thức mới nhất trong ngành. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp và chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm, khám phá những giải pháp tối ưu để đưa ngành công nghiệp thang máy Việt Nam lên một tầm cao mới.

Dư địa phát triển lớn cho ngành thang máy

Ông Trịnh Minh Anh - Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế, Bộ Công Thương cho hay, những năm qua, nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, quá trình đô thị hóa nhanh chóng cùng với các dự án nhà ở… liên tiếp được triển khai đã và đang tạo nên dư địa phát triển lớn cho ngành thang máy, thu hút nhiều nhà đầu tư.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, ngành thang máy cũng không ngừng đổi mới, phát triển. Thực tế, nhiều công nghệ hiện đại đã được ứng dụng trong ngành thang máy. Ví như thang máy thông minh, thang máy tiết kiệm năng lượng, các hệ thống điều khiển từ xa và các giải pháp an toàn, bảo mật tối ưu. Những công nghệ này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả vận hành mà còn góp phần tạo ra những công trình kiến trúc hiện đại, thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng.

Triển lãm thang máy quốc tế 2024 được tổ chức là dịp để chúng ta cùng nhau nhìn lại những thành tựu nổi bật của ngành thang máy trong suốt thời gian qua. Đồng thời, nhìn về phía trước để khám phá những xu hướng mới, giải pháp sáng tạo và các công nghệ tiên tiến trong việc vận hành, quản lý và bảo trì các hệ thống thang máy.

"Chúng tôi hy vọng rằng triển lãm không chỉ là một sân chơi đầy thú vị cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư, mà còn là một diễn đàn quan trọng để cùng nhau thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Đồng thời, tạo ra những giá trị bền vững cho cộng đồng và xã hội" - ông Trịnh Minh Anh bày tỏ.

Ông Đặng Ba - Phó Cục trưởng Cục Phát triển Thương mại Quốc tế, Bộ Thương mại Trung Quốc nhận định, Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam là một trong những sự kiện thang máy có ảnh hưởng lớn nhất tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, hàng năm thu hút các doanh nghiệp, chuyên gia và khách tham quan từ khắp nơi trên thế giới tham gia.

Triển lãm không chỉ cung cấp một nền tảng để các doanh nghiệp thang máy giới thiệu sản phẩm mới, trao đổi công nghệ và tìm kiếm cơ hội hợp tác, mà còn tạo động lực mới cho sự phát triển của ngành thang máy tại Việt Nam và toàn bộ khu vực Đông Nam Á.

Trong khuôn khổ triển lãm năm nay, Bộ Thương mại Trung Quốc đã tổ chức gần 50 doanh nghiệp đại diện từ các tỉnh, thành phố có ngành công nghiệp thang máy phát triển mạnh như Giang Tô, Thượng Hải, Chiết Giang, Quảng Đông tham gia triển lãm, với diện tích trưng bày lên tới 1500m2, giới thiệu các sản phẩm mới, công nghệ mới từ toàn bộ chuỗi ngành công nghiệp thang máy và phụ kiện, bao gồm các giải pháp sáng tạo như thang máy, hệ thống điều khiển, linh kiện an toàn và hệ thống báo động tự động.

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024 trưng bày các sản phẩm và công nghệ tiên tiến

Ông Ô Quốc Quyền - Tham tán công sứ - Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam chia sẻ thêm, Trung Quốc và Việt Nam là đối tác quan trọng của nhau trong hợp tác kinh tế - thương mại. Trung Quốc đã giữ vững vị trí là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm liên tiếp, trong khi Việt Nam cũng đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và lớn thứ tư trên toàn cầu. Trong năm nay, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước dự kiến sẽ vượt 250 tỷ USD.

Quy mô đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam không ngừng tăng lên, với tổng vốn đầu tư đạt gần 30 tỷ USD, mức độ hợp tác ngành nghề giữa hai nước ngày càng nâng cao. Phía Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp có năng lực, uy tín và công nghệ tiên tiến đầu tư vào Việt Nam, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ cao, hạ tầng cơ sở, năng lượng sạch, kinh tế số và phát triển bền vững.

"Ngành công nghiệp thang máy của Trung Quốc và Việt Nam có tính bổ trợ cao, với tiềm năng thị trường rất lớn" - ông Ô Quốc Quyền nói, đồng rằng cho rằng, phía Trung Quốc sở hữu công nghệ hàng đầu về nghiên cứu, thiết kế và sản xuất thang máy, có thể cung cấp dịch vụ cho toàn bộ chuỗi công nghiệp cho Việt Nam.

Vietnam International Lift Expo 2024 sẽ là một bước tiến quan trọng để Việt Nam khẳng định vị thế trên bản đồ thang máy quốc tế. Đồng thời, tạo ra một động lực mới cho sự phát triển của thị trường thang máy và phụ kiện tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Việt Nam có tài sản quý để tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không

Bộ Công Thương thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp dệt may, da giày

Tăng cường hợp tác, thúc đẩy phát triển ngành bán dẫn tại Việt Nam

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp