Triển khai ngay mô hình kiểm tra chuyên ngành mới, khi được Thủ tướng phê duyệt

Sau hơn 5 năm thực hiện cải cách kiểm tra chuyên ngành (KTCN) hàng hóa xuất nhập khẩu theo hướng quản lý rủi ro, cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi thương mại, cắt giảm chi phí…, công tác KTCN vẫn còn nhiều bất cập. Tổng cục Hải quan cho biết, sẽ triển khai ngay Đề án “Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu” mới đề xuất khi được Thủ tướng phê duyệt để khắc phục bất cập hiện nay.

Để cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu, ngày 17/11/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 2026/QĐ-TTg phê duyệt Đề án nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, giao các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện. Một trong những mục tiêu đề án này đặt ra là đẩy mạnh cải cách, cắt giảm các thủ tục bất hợp lý, tạo thuận lợi cho thương mại, giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp.

Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) với vai trò là đầu mối chủ trì thực hiện đề án, đã chủ động, tích cực phối hợp với các bộ, ngành rà soát các bất cập pháp lý về kiểm tra chuyên ngành, kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản pháp luật theo hướng áp dụng quản lý rủi ro; ban hành danh mục hàng hóa phải kiểm tra kèm mã số HS; chuyển nhiều hàng hóa nguy cơ rủi ro thấp sang kiểm tra sau thông quan; cắt giảm danh mục hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra; đơn giản hóa quy trình, thủ tục kiểm tra; tăng đối tượng được miễn kiểm tra; đơn giản trình tự, thủ tục kiểm tra và bãi bỏ những quy định không cần thiết…

1109-kiem-tra
Kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu vẫn còn nhiều bất cập. Ảnh minh họa

Báo cáo của Tổng cục Hải quan cho thấy, sau 5 năm thực hiện đề án, tính đến tháng 11/2020, các bộ, ngành đã sửa đổi, bổ sung 27/38 văn bản (chiếm 71,05%); ban hành 49/60 danh mục hàng hóa kèm mã số HS; ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn cho 18/22 nhóm hàng theo Quyết định 1254/QĐ-TTg và Quyết định số 1258/QĐ-TTg. Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn hải quan các tỉnh, thành phố và doanh nghiệp thực hiện thống nhất Nghị định số 85/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 về thực hiện thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; trình Thủ tướng ban hành Quyết định 1258/QĐ-TTg ngày 17/8/2020 sửa đổi, bổ sung Quyết định 1254/QĐ-TTg ngày 26/9/2018 về thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác KTCN đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018 - 2020.

Tính đến ngày 15/12/2020, có 13 Bộ, ngành tham gia kết nối, 207 thủ tục hành chính được đưa lên Cơ chế một cửa quốc gia với tổng số hồ sơ hành chính đã được xử lý trên 3,5 triệu bộ hồ sơ và trên 43.460 doanh nghiệp tham gia. Việt Nam đã kết nối chính thức Cơ chế một cửa ASEAN để trao đổi thông tin chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với 9 nước ASEAN, số C/O Việt Nam nhận từ các nước ASEAN là 247.858 C/O, số C/O Việt Nam gửi sang các nước là 313.859 C/O.

Đại diện Tổng cục Hải quan cho biết, đã và đang tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng triển khai Đề án “Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu”, ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để khắc phục những bất cập trong công tác KTCN hiện nay.

Hiện nay, công tác chuẩn bị điều kiện kỹ thuật để trao đổi thông tin tờ khai hải quan ASEAN và chứng nhận kiểm dịch thực vật đang được khẩn trương triển khai… Tổng cục Hải quan đã đề xuất bãi bỏ thủ tục xác nhận tờ khai nguồn gốc đối với ô tô, xe máy và các phương tiện vận tải nhập khẩu. Kết quả khảo sát doanh nghiệp và báo cáo của hải quan các tỉnh, thành phố cho thấy, nếu bãi bỏ thủ tục xác nhận tờ khai nguồn gốc, hải quan sẽ tiết kiệm được hàng trăm ngàn giờ công mỗi năm; các doanh nghiệp nhập khẩu cũng tiết kiệm được hàng chục tỷ đồng.

Tuy nhiên, đến nay, công tác KTCN hàng hóa xuất nhập khẩu vẫn còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp như: Phạm vi quản lý và kiểm tra rộng, nhiều mặt hàng chưa có mã số HS, chưa có đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn để thực hiện kiểm tra; còn quy định chồng chéo một hàng hóa phải thực hiện cùng lúc nhiều thủ tục, chịu nhiều hình thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành do cùng một bộ hoặc nhiều bộ quy định; thực hiện KTCN không thống nhất giữa các bộ, ngành hoặc giữa các văn bản hướng dẫn và văn bản có pháp lý cao hơn; quy định kiểm tra quá mức cần thiết… Những bất cập này vẫn đang là gánh nặng về chi phí và tốn kém thời gian cho doanh nghiệp, là một trong những yếu tố chiếm tỷ trọng khá lớn cấu thành trong thời gian thông quan hàng hóa chưa được cải thiện đáng kể theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), từ đó dẫn đến giảm năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong trao đổi thương mại qua biên giới.

Để khắc phục những bất cập công tác KTCN, Tổng cục Hải quan đã trình Thủ tướng Chính phủ Đề án “Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu”. Tại đề án này, mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu được đề xuất cơ quan hải quan là đầu mối thực hiện kiểm tra, các bộ chuyên ngành hậu kiểm... Mục tiêu nhằm cải cách toàn diện công tác KTCN đối với hàng hóa nhập khẩu, giải quyết triệt để những tồn tại, bất cập; cắt giảm thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí và thời gian thông quan hàng hóa; nâng cao ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp trong tuân thủ pháp luật về chất lượng, về an toàn thực phẩm của hàng hóa, bảo vệ an toàn cho cộng đồng, người tiêu dùng...

Theo đánh giá của Dự án Tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ, nếu Đề án “Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu” được Thủ tương phê duyệt và triển khai, sẽ cắt giảm được khoảng 86.166 tờ khai nhập khẩu (khoảng 54,4%) phải kiểm tra (so với số liệu năm 2019); tiết kiệm được 2.484.038 ngày công; tiết kiệm được hơn 881 tỷ đồng (xấp xỉ 37,8 triệu USD); tiết kiệm cho nền kinh tế 9.285 tỷ đồng (xấp xỉ 399 triệu USD).

Ngọc Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tiết giảm chi phí, doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng lợi thế từ các thị trường gần

Tiết giảm chi phí, doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng lợi thế từ các thị trường gần

Với lợi thế về địa lý, các thị trường gần như Trung Quốc, ASEAN đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong chiến lược kinh doanh của mình để tiết giảm chi phí.
Xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng

Xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng nông sản, công nghiệp chế biến chế tạo, nhiên liệu khoáng sản.
Xuất khẩu hạt điều lấy lại đà tăng trưởng trong quý II/2024

Xuất khẩu hạt điều lấy lại đà tăng trưởng trong quý II/2024

Cục Xuất nhập khẩu kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu hạt điều năm 2024 sẽ lấy lại mốc kỷ lục của năm 2021 và hướng tới mức kỷ lục mới 3,8 tỷ USD.
Trợ lực cho doanh nghiệp, không chỉ từ công cụ giảm thuế VAT

Trợ lực cho doanh nghiệp, không chỉ từ công cụ giảm thuế VAT

Giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho doanh nghiệp là việc rất tốt, tuy nhiên, cần cân đối giữa việc hỗ trợ và đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước.
Đầu tư sản phẩm chế biến, thủy sản Việt Nam nâng sức cạnh tranh

Đầu tư sản phẩm chế biến, thủy sản Việt Nam nâng sức cạnh tranh

Nhờ đầu tư sản phẩm chế biến sâu, thủy sản Việt Nam vẫn đứng vững, thậm chí chiếm thị phần lớn tại nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ.

Tin cùng chuyên mục

4 tháng đầu năm 2024, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 124.740 tỷ đồng

4 tháng đầu năm 2024, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 124.740 tỷ đồng

Lũy kế 4 tháng đầu năm 2024, từ ngày 1/1/2024 đến ngày 30/4/2024, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 124.740 tỷ đồng.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể sẽ tăng từ quý II

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể sẽ tăng từ quý II

Giá xuất khẩu cà phê trong tháng 4/2024 đạt mức 3.791 USD/tấn, tăng 55,4% so với cùng kỳ. Dự báo, xuất khẩu cà phê trong những tháng còn lại của quý II sẽ tăng.
Tháng 4/2024, xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ tăng cao nhất trong 4 năm trở lại đây

Tháng 4/2024, xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ tăng cao nhất trong 4 năm trở lại đây

Xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ trong tháng 4/2024 đạt 7.514 tấn, đây cũng là tháng có lượng xuất khẩu hồ tiêu cao nhất tính từ tháng 6/2021 (8.078 tấn).
Lượng thịt heo nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh trong quý I/2024

Lượng thịt heo nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh trong quý I/2024

Quý I/2024, Trung Quốc nhập khẩu 253,13 nghìn tấn thịt heo, với trị giá 497,06 triệu USD, giảm 52,1% về lượng và giảm 62% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục lao dốc, cà phê Arabica giảm về mức thấp nhất 1 tháng

Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục lao dốc, cà phê Arabica giảm về mức thấp nhất 1 tháng

Giá cà phê tại thị trường trong nước tiếp tục giảm. Giá Robusta lao dốc 14,7% đứt chuỗi 9 tuần liên tiếp. Giá Arabica giảm 10,38%, về mức thấp nhất 1 tháng.
Xuất khẩu tuần 29/4-5/5: 3 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ USD; xuất siêu nông-lâm-thủy sản tăng 71,5%

Xuất khẩu tuần 29/4-5/5: 3 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ USD; xuất siêu nông-lâm-thủy sản tăng 71,5%

3 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ USD; xuất siêu nông-lâm -thủy sản tăng 71,5%... là những tin nổi bật trong điểm tin xuất khẩu tuần 29/4-5/5.
Doanh nghiệp ngành sợi đã giảm dần thua lỗ

Doanh nghiệp ngành sợi đã giảm dần thua lỗ

Thị trường khởi sắc cùng sự linh hoạt trong thời điểm quyết định mua bán nguyên liệu bông giúp doanh nghiệp ngành sợi giảm lỗ.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng tích cực

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng tích cực

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 4,8 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Vì sao giá cà phê tiếp tục lao dốc?

Vì sao giá cà phê tiếp tục lao dốc?

Giá cà phê xuất khẩu kéo dài đà giảm mạnh trong tuần này và đạt mức thấp nhất trong 1 tháng. Giá cà phê trong nước rơi tự do trong nhiều phiên liên tiếp.
Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn đạt 18.377,9 triệu USD

Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn đạt 18.377,9 triệu USD

Cùng với hoạt động xuất nhập khẩu đạt kết quả cao, sản xuất công nghiệp tại Lạng Sơn duy trì đà tăng trưởng do công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng mạnh.
Doanh nghiệp rau quả bước vào “cuộc chiến" gay gắt

Doanh nghiệp rau quả bước vào “cuộc chiến" gay gắt

Tình trạng nắng nóng, ngập mặn tại nhiều địa phương khiến nguồn cung trái cây suy giảm. Hiện nhiều doanh nghiệp xuất khẩu rau quả không dám nhận đơn hàng mới.
Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) cần tuân thủ quy định mới

Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) cần tuân thủ quy định mới

Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) bị yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan.
Đơn hàng dệt may tăng 10-15%

Đơn hàng dệt may tăng 10-15%

Doanh nghiệp dệt may đang tăng tốc sản xuất nhằm đáp ứng tiến độ giao hàng và tận dụng cơ hội từ thị trường đang “ấm dần”.
4 tháng đầu năm xuất khẩu cà phê đạt gần 670.000 tấn, thu về 2,23 tỷ USD

4 tháng đầu năm xuất khẩu cà phê đạt gần 670.000 tấn, thu về 2,23 tỷ USD

4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê của cả nước đạt gần 670.000 tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2023; kim ngạch đạt hơn 2,23 tỷ USD, tăng 56,4%.
Tổng cục Hải quan chỉ đạo đẩy mạnh số hóa, làm rõ hành vi nhũng nhiễu khi có thông tin phản ánh

Tổng cục Hải quan chỉ đạo đẩy mạnh số hóa, làm rõ hành vi nhũng nhiễu khi có thông tin phản ánh

Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ về công tác cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính, đẩy mạnh việc số hóa…
Quảng Bình: Triển khai đồng bộ các giải pháp đưa xuất khẩu đạt 220 triệu USD

Quảng Bình: Triển khai đồng bộ các giải pháp đưa xuất khẩu đạt 220 triệu USD

Nâng cao vai trò của các doanh nghiệp, thúc đẩy hình thành các chuỗi giá trị xuất khẩu quy mô lớn, Quảng Bình đang đặt mục tiêu cho xuất khẩu đạt 220 triệu USD.
Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Singapore giảm 5,57% trong năm 2023

Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Singapore giảm 5,57% trong năm 2023

Năm 2023, Singapore nhập khẩu cà phê từ 84 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 142,4 triệu SGD, giảm 5,57% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu gạo tăng cao, doanh nghiệp vẫn chưa hết lo

Xuất khẩu gạo tăng cao, doanh nghiệp vẫn chưa hết lo

4 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 3,23 triệu tấn gạo, thu về 2,08 tỷ USD, tăng 11,7% về lượng và tăng mạnh 36,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng đầu năm, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD, tăng 6,6% so với 4 tháng năm 2023.
Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD

Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD

6 tháng đầu niên vụ cà phê 2023 - 2024 (từ tháng 10/2023 - tháng 3/2024), Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động