Trí tuệ nhân tạo: ‘Cú đấm chí mạng’ cho khủng hoảng khí hậu
Cụ thể, bà Sasha Luccioni được tạp chí Time công nhận là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực AI vào năm 2024. Nhà nghiên cứu người Canada gốc Nga này đã tìm cách định lượng lượng khí thải của các chương trình như ChatGPT hoặc Midjourney trong nhiều năm.
Nhà nghiên cứu cho biết, bà đặc biệt thất vọng khi AI được sử dụng để tìm kiếm thông tin trên Internet.
Các mô hình ngôn ngữ mà các AI này dựa trên đòi hỏi khả năng tính toán khổng lồ để huấn luyện trên hàng tỷ dữ liệu, đòi hỏi các máy chủ mạnh mẽ. Thêm vào đó là năng lượng tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của người dùng.
“Thay vì chỉ trích xuất thông tin, giống như cách công cụ tìm kiếm sẽ làm để tìm thủ đô của một quốc gia chẳng hạn, những AI này tạo ra thông tin mới, khiến toàn bộ quy trình tiêu tốn nhiều năng lượng hơn”, bà Luccioni chỉ ra.
Nhà nghiên cứu Sasha Luccioni cảnh báo AI làm tăng khủng hoảng khí hậu. Ảnh: Shutterstock |
Trong nghiên cứu mới nhất, nhà nghiên cứu này đã chứng minh việc tạo ra hình ảnh có độ nét cao bằng AI cũng tiêu tốn nhiều năng lượng như việc sạc đầy pin một chiếc điện thoại di động.
Trước thực trạng đó, bà cảnh báo các công ty công nghệ đang đẩy nhanh cuộc khủng hoảng khí hậu, đồng thời kêu gọi lĩnh vực này minh bạch hơn trong các dữ liệu về phát thải và có chính sách triển khai đúng đắn.
Nhà nghiên cứu lưu ý, cần “giải thích cho mọi người biết AI có thể và không thể làm gì, cũng như phải trả giá như thế nào”.
Trước đây, bà Luccioni đã tham gia vào việc tạo ra một công cụ dành cho các nhà phát triển vào năm 2020 để định lượng lượng khí thải carbon khi thực thi một đoạn mã. Công cụ “CodeCarbon” kể từ đó đã được tải xuống hơn một triệu lần.
Hiện bà đang dẫn dắt chiến lược khí hậu của công ty khởi nghiệp Hugging Face, một nền tảng chia sẻ các mô hình AI truy cập mở, hiện đang nghiên cứu việc tạo ra một hệ thống chứng nhận thuật toán.
Chương trình này, tương tự như “Energy Star” - một chương trình đánh giá tiêu thụ năng lượng của các thiết bị tại Mỹ, hoặc giống như Nutri-score của Pháp trong ngành thực phẩm, sẽ giúp người dùng có thể biết mức tiêu thụ năng lượng của một mô hình nhằm khuyến khích người dùng và nhà phát triển đưa ra quyết định tốt hơn.
Trong nghiên cứu mới nhất, bà đã thực hiện nhiều thử nghiệm để chứng minh việc tạo ra hình ảnh có độ phân giải cao bằng AI sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng tương đương với việc sạc đầy pin điện thoại di động.
“Vào thời điểm ngày càng có nhiều công ty muốn dân chủ hóa công nghệ mới này bằng cách tích hợp AI dưới nhiều hình thức (như chatbot, thiết kết nối, tìm kiếm trực tuyến)”, bà Luccioni nói. Đồng thời, nhấn mạnh mục đích không phải là chống lại AI mà là chọn những công cụ phù hợp và sử dụng một cách khôn ngoan.