Bảo vệ và phát triển DTTS rất ít người:

Tránh nguy cơ tụt hậu

Việt Nam hiện có 16 dân tộc có số dân dưới 10.000 người (còn gọi là DTTS rất ít người). Không chỉ có tỷ lệ hộ đói nghèo cao, tập quán sinh hoạt, sản xuất lạc hậu, một số DTTS rất ít người còn đang đứng trước nguy cơ mất thành phần dân tộc. Chính vì vậy, xây dựng chính sách hiệu quả để DTTS rất ít người có năng lực phát triển, có cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản - là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm.

DTTS rất ít người nhưng số hộ nghèo lớn!

Trong chuyến công tác tại bản Hà Xi – Hà Nê thuộc xã Pa Ủ (huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến cuộc sống của người dân tộc La Hủ nơi đây. Được chính quyền và bộ đội biên phòng đón từ trên rừng xuống định cư đã gần 10 năm, nhưng đồng bào vẫn rất ít người nói được tiếng phổ thông, hoạt động sản xuất lạc hậu, đời sống sinh hoạt trong gia đình vô cùng tạm bợ, thiếu thốn. Không khó để bắt gặp những cô gái La Hủ mới 16 tuổi nhưng đã tay bồng tay bế, mặt mũi, thân hình già hơn tuổi rất nhiều. Sau lưng họ là những đứa trẻ thích thì đến trường, không thích thì ở nhà lê la nghịch đất cát…

tranh nguy co tut hau
Nhờ chính sách hỗ trợ học tập, trẻ em người dân tộc La Hủ (Mường Tè, Lai Châu) đã được đến trường

Cán bộ Đồn Biên phòng Pa Ủ cho hay: “Anh em đã dựng nhà cho bà con, điện kéo về tận nơi; hàng tháng đều có những buổi “cầm tay chỉ việc” giúp bà con chăn nuôi, trồng cấy. Nhưng do bà con quen sống kiểu dựa vào tự nhiên, không có kiến thức, không có kỹ năng nên sản xuất đạt hiệu quả rất thấp; chưa kể đất đai, thiên nhiên ở đây lại khá khắc nghiệt. Cái nghèo, cái đói vì thế cứ đeo bám”.

La Hủ là 1 trong số 16 DTTS rất ít người, thậm chí là dân tộc ít người nhất hiện nay, với số dân dưới 1.000 người. Dân tộc La Hủ cùng các DTTS rất ít người khác như: Rơ Măm, Pu Péo, Brâu, Si La, Ơ Đu, La Ha, Pà Thẻn, Lự, Chứt… đều đang sinh sống ở những nơi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, thường xảy ra lũ ống, lũ quét, lở đất; hoặc nơi khan hiếm nước, diện tích đất canh tác hạn chế do là khu vực rừng cần bảo vệ nghiêm ngặt. Hầu hết các thôn, bản – nơi người DTTS rất ít người sinh sống - đều xa thị trấn, thị tứ, giao thông đi lại khó khăn.

Đây cũng là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của các DTTS rất ít người còn rất lớn: Si La 98%, La Hủ 96%, Mảng 79,5%, Lô Lô 74,03%, Chứt 68,8%, Ơ Đu 57,2%... Mức thu nhập bình quân hiện chưa đạt 600.000 đồng/người/tháng... Trong số gần 60.000 người DTTS rất ít người, hiện mới có 28% số hộ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; số hộ chưa có điện sinh hoạt còn 54,6% (khoảng hơn 4.500 hộ)… Một số dân tộc đến nay không còn giữ được ngôn ngữ, trang phục, ý thức tộc người của chính dân tộc mình.

Nâng cao chất lượng sống cho đồng bào

Do sinh sống chủ yếu ở địa bàn rộng lớn tuyến biên giới – nơi giữ vai trò trọng yếu của an ninh quốc gia - nên sự thiếu thông tin, đói nghèo về vật chất, tinh thần của 16 DTTS rất ít người, là những yếu tố để các thế lực thù địch có thể lợi dụng, lôi kéo, gây bất ổn về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xác định được vấn đề này, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi, trong đó có một số chính sách dành riêng cho DTTS rất ít người. Tuy nhiên, để khắc phục những tồn tại, tránh nguy cơ tụt hậu đang ngày càng lớn của DTTS rất ít người, cần có thêm những chính sách riêng, đặc thù phù hợp với từng dân tộc.

Đáp ứng đòi hỏi của thực tế, đồng thời thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác dân số trong tình hình mới, Chính phủ đã giao cho ủy ban Dân tộc xây dựng đề án với định hướng Bảo vệ và phát triển các DTTS dưới 10.000 người để các dân tộc được phát triển bình đẳng, đồng đều. Đề án đang được Vụ Địa phương 1 tích cực hoàn thiện, lấy ý kiến đóng góp để trình Chính phủ trong thời gian sớm nhất. Trong đó, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng dân số là mục tiêu tổng quát của đề án. Đề án dự kiến được thực hiện trong 10 năm (2020 - 2030) tại 194 thôn, bản; 93 xã thuộc 12 tỉnh có DTTS rất ít người cư trú, bao gồm: Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Kon Tum.

Phương Tú
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Xem thêm