Chủ nhật 22/12/2024 21:10

TP. Hồ Chí Minh: Xử lý vi phạm nồng độ cồn không có vùng cấm, không ngoại lệ

Công an TP. Hồ Chí Minh tiếp tục xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn theo đúng tinh thần thượng tôn pháp luật, không có vùng cấm, không ngoại lệ.

Tại hội nghị tổng kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024, do UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 28/3, đại diện Công an TP. Hồ Chí Minh - thông tin: Trong năm 2023, nhờ quyết liệt xử lý vi phạm liên quan đến nồng độ cồn và tốc độ nên đã góp phần kéo giảm sâu cả 3 tiêu chí về tai nạn giao thông (số vụ, số người chết và số người bị thương) so với năm 2022.

Hội nghị tổng kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024

Cụ thể, năm 2023 trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh xảy ra 1.734 vụ tai nạn giao thông, làm chết 663 người, bị thương 1.049 người. So với cùng kỳ 2022, giảm 411 vụ (giảm 19%), giảm 116 người chết (giảm 15%), giảm 271 người bị thương (giảm 21%).

Trong thời gian tới, Công an TP. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục thực hiện xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn để hình thành thói quan, văn hóa “đã uống rượu, bia không lái xe”. Đồng thời, quá trình xử lý vi phạm nồng độ cồn triệt để, không né tránh theo đúng tinh thần “thượng tôn pháp luật”, “không có vùng cấm, không ngoại lệ”.

Công an TP. Hồ Chí Minh tiếp tục xử lý vị phạm nồng độ cồn triệt để, không có vùng cấm, không ngoại lệ (Ảnh: Hoàng Hướng)

Trong khi đó, ông Võ Khánh Hưng - Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh cũng cho biết: Tính đến cuối năm 2023, trên địa bàn thành phố còn 9 điểm đen tai nạn giao thông và 24 điểm nguy cơ ùn tắc giao thông.

Để kéo giảm tai nạn và ùn tắc giao thông, bước sang năm 2024, ngành giao thông Thành phố tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án trong điểm, cấp bách như: Đường Vành đai 3, nút giao thông An Phú, mở rộng quốc lộ 50, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, nút giao thông Mỹ Thủy... Cùng với đó, đưa vào vận hành khai thác tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và khởi công tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương).

Năm 2024, TP. Hồ Chí Minh đưa vào vận hành khai thác tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và khởi công tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương)

“Sở Giao thông vận tải trình thông qua chủ trương đầu tư, phê duyệt các dự án giao thông trọng điểm, kết nối vùng như Vành đai 2 (đoạn 4), Vành đai 4; Cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài, mở rộng đường dẫn cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành; cầu Thủ Thiêm 4, cầu Cần Giờ...” - ông Võ Khánh Hưng thông tin.

Bên cạnh đó, ngành giao thông đẩy nhanh các thủ tục triển khai 5 dự án BOT (Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao) theo Nghị quyết số 98, gồm: Mở rộng quốc lộ 13, quốc lộ 1, quốc lộ 22, cầu đường Bình Tiên và trục đường Bắc - Nam.

Để kéo giảm ùn tắc giao thông cũng như phát triển kinh tế - xã hội, ông Bùi Xuân Cường - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh yêu cầu các đơn vị sớm thi công lại một số cây cầu dang dở nhiều năm như: Tân Kỳ - Tân Quý, Tăng Long… Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ, đưa vào khai thác dự án đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ…

“Các đơn vị liên quan nhanh chóng bổ sung, cập nhật một số dự án trọng điểm vào các quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, đồ án để làm cơ sở triển khai như đường liên cảng Cát Lái - Phú Hữu - Vành đai 3, đường nối cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, tĩnh không cầu Thủ Thiêm 4…” - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo.

Theo báo cáo của UBND TP. Hồ Chí Minh, trong 14 năm qua, thành phố tăng gần 5 triệu phương tiện giao thông đường bộ. Cụ thể, năm 2009, TP Hồ Chí Minh quản lý hơn 4,4 triệu phương tiện, đến tháng 12/2023, thành phố đã quản lý hơn 9,2 triệu phương tiện.

Như vậy chỉ trong vòng 14 năm qua, TP. Hồ Chí Minh đã tăng thêm tổng cộng gần 4,8 triệu phương tiện (tăng 108% so với thời điểm năm 2009), trong đó tăng 536.019 ô tô (133%), tăng 4.242.279 mô tô (105%). Trong giai đoạn năm 2009 - 2023, bình quân mỗi năm tổng số phương tiện tăng 7,2%/năm.

Ngược lại, cơ sở hạ tầng giao thông của TP. Hồ Chí Minh lại tăng không đáng kể và chưa thể đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Theo đó, năm 2009, mật độ đường giao thông bình quân trên diện tích đất toàn thành phố là 1,72 km/km2, tỷ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị là 5,85%.

Đến năm 2023, mật độ đường giao thông bình quân trên diện tích đất toàn thành phố là 2,38 km/km2 (theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng phải đạt từ 10 - 13,3 km/km2); tỷ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị là 13,88% (theo quy định quỹ đất dành cho kết cấu giao thông đường bộ với đô thị đặc biệt phải đạt từ 24 - 26%).

UBND TP. Hồ Chí Minh cho rằng, đây cũng là một phần nguyên nhân làm gia tăng áp lực cho hệ thống hạ tầng giao thông, dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn vẫn diễn biến phức tạp.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: TP. Hồ Chí Minh

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững