Thứ hai 23/12/2024 06:02

TP. Hồ Chí Minh: Thiếu đơn hàng vẫn là khó khăn chung cần giải quyết triệt để

Tình trạng thiếu đơn hàng của doanh nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh vẫn là khó khăn chung và chưa được giải quyết triệt để bởi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu.

Theo nhận định của Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh (HUBA), bên cạnh tín hiệu phục hồi nhẹ của thị trường xuất khẩu khi nhiều doanh nghiệp có đơn hàng đến tháng 6 thì vẫn còn một số ngành khan hiếm đơn hàng do bị mất thị trường truyền thống và người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu.

“Một số ngành sản xuất hàng xuất khẩu, phụ thuộc vào các thị trường truyền thống như châu Âu, Mỹ... tình trạng thiếu đơn hàng vẫn là khó khăn chưa giải quyết triệt để. Trong khi đó, các ngành hàng thâm dụng lao động như da giày, dệt may vẫn chưa có đủ đơn hàng trung, dài hạn, nên một số doanh nghiệp vẫn chưa thể ổn định sản xuất kinh doanh”- Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh cho biết.

Nhiều ngành hàng xuất khẩu ở TP. Hồ Chí Minh vẫn còn khó khăn

Đơn cử ngành xuất khẩu gỗ, ghi nhận từ các doanh nghiệp cho thấy, mặc dù đơn hàng đã có dấu hiệu phục hồi trở lại song hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chưa cao. Ông Trần Quốc Mạnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát triển Sản xuất Thương mại Sài Gòn (SADACO) - cho biết, mặc dù đơn hàng gỗ cơ bản tốt hơn so với năm 2023 song không thực sự nhiều và doanh nghiệp không ký các đơn hàng dài hạn. Theo đó, doanh nghiệp gỗ nói chung hiện làm các đơn hàng ngắn hạn, làm hàng mẫu theo yêu cầu của khách hàng để phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Trong một diễn biến khác, liên quan đến “sức khỏe” của doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh, theo báo cáo từ Cục Thống kê thành phố, cứ 1 doanh nghiệp mới thành lập lại có 1 doanh nghiệp rút lui.

Cụ thể, trong quý 1/2024, thành phố có 16.161 doanh nghiệp tham gia vào thị trường song số doanh nghiệp rút lui nhiều hơn số doanh nghiệp thành lập mới khi đạt con số 16.177 doanh nghiệp. Số liệu thống kê cho thấy, doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong 3 tháng đầu năm nay có thời gian hoạt động ngắn, dưới 5 năm, tập trung chủ yếu ở quy mô nhỏ (dưới 10 tỷ đồng).

Hiện tượng doanh nghiệp rút lui cao hơn doanh nghiệp gia nhập thị trường được các chuyên gia nhận xét, đi ngược so với trước đây và phản ánh thực tế rằng doanh nghiệp đang ngày càng trở nên "suy kiệt".

Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản