Thứ ba 22/04/2025 22:08

TP. Hồ Chí Minh: Phổ biến Nghị định 33 về cấm vũ khí hoá học ở phía Nam

Nghị định 33/NĐ-CP quy định về thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá huỷ vũ khí hoá học có nhiều thay đổi so với Nghị định cũ.

Ngày 17/4/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Hoá chất (Bộ Công Thương) đã tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 33/2024/NĐ-CP ngày 27/3/2024 của Chính phủ quy định về thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá huỷ vũ khí hoá học.

Tham dự hội nghị có lãnh đạo Cục Hoá chất, đại diện các Sở Công Thương khu vực miền Trung, miền Nam và nhiều doanh nghiệp có liên quan.

Quang cảnh Hội nghị phổ biến Nghị định số 33/2024/NĐ-CP ngày 27/3/2024 của Chính phủ tại TP. Hồ Chí Minh.

Phát biểu khai mạc, ông Phùng Mạnh Ngọc, Cục trưởng Cục Hoá chất cho biết, Việt Nam tham gia Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá huỷ vũ khí hoá học từ năm 1993, đến năm 1998 thì được phê chuẩn. Sau đó, đến ngày 14/6/2002, Cơ quan quốc gia thực hiện Công ước này được thành lập.

Đến ngày 6/5/2014, Nghị định 38/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học được ban hành. Nghị định 38 ra đời đã kịp thời thể chế hoá các chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc quản lý các chất DOC, DOC-PSF. Góp phần vào thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của Việt Nam trong phổ biến Công ước chống phổ biến vũ khí hàng loạt.

“Tuy nhiên, trải qua 10 năm, việc tham gia các hiệp ước, hiệp định, cùng với đó là tình hình xã hội, kinh tế hiện tại đã làm cho Nghị định 38 bộc lộ nhiều yếu tố bất cập, hạn chế, nhiều điểm không còn phù hợp cần được sửa đổi. Chính vì thế mà Bộ Công Thương là đơn vị chủ trì đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 33/2024/NĐ-CP ngày 27/3/2024 có hiệu lực bắt đầu từ ngày 19/5/2024, để thay thế Nghị định 38”, Cục trưởng Cục Hoá chất Phùng Mạnh Ngọc cho biết.

Ông Phùng Mạnh Ngọc, Cục trưởng Cục Hoá chất (Bộ Công Thương).

Trình bày tại Hội nghị, ông Lê Việt Thắng, Phó Chánh Văn phòng Cục Hoá chất cho biết, mục đích của Nghị định mới này nhằm nội luật hóa Công ước cấm vũ khí hóa học, đảm bảo sự phù hợp giữa các quy định của Công ước với hệ thống pháp luật hiện hành tại Việt Nam; vừa đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội, vừa đạt được mục tiêu đã cam kết.

Cùng với đó, thực thi đầy đủ trách nhiệm của Quốc gia thành viên mà Việt Nam đã cam kết khi ký và phê chuẩn Công ước Cấm vũ khí hóa học. Ngoài ra, việc xây dựng Nghị định 33 thay thế Nghị định 38 nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế đã nêu.

Phó Chánh Văn phòng Cục Hoá chất cũng đã trình bày những nội dung trong Nghị định số 33. Đồng thời, chỉ rõ những nội dung thay đổi của Nghị định này so với Nghị định 38.

Trong đó, có thay đổi với điều khoản liên quan đến: Sản xuất hóa chất Bảng; sản xuất hóa chất DOC, DOC-PSF; kinh doanh hóa chất Bảng; tàng trữ, sử dụng hóa chất Bảng; xuất nhập khẩu hóa chất Bảng; khai báo hóa chất Bảng, hóa chất DOC, DOC-PS; thanh sát, thanh tra, kiểm tra cơ sở hóa chất Bảng, hóa chất DOC, DOC-PSF.

Cùng với đó là những thay đổi về điều khoản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan quốc gia Việt Nam; nội luật hóa Danh mục hóa chất Bảng và danh sách các quốc gia thành viên theo quy định của Công ước; điều khoản Phòng, chống phổ biến vũ khí hoá học; điều khoản Trách nhiệm của một số Bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện Nghị định.

Đại diện doanh nghiệp đặt câu hỏi cho Cục Hoá chất xung quanh Nghị định 33.

Cũng tại Hội nghị, Cục Hoá chất cũng đã trả lời một số câu hỏi của đại diện các Sở Công Thương các địa phương miền Trung, miền Nam, cùng một số các doanh nghiệp xung quanh Nghị định số 33/2024/NĐ-CP.

Tiến Phòng
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp hóa chất

Tin cùng chuyên mục

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ 'cuộc chơi'?

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Đại biểu góp ý gì về Luật Hóa chất (sửa đổi)?