Chủ nhật 24/11/2024 08:15

TP. Hồ Chí Minh: Mô hình cơm 'treo' - những bữa cơm tình người

Giữa lòng TP. Hồ Chí Minh xô bồ, nhộn nhịp, vẫn còn đâu đó những bữa cơm mang đậm tình người được gọi là cơm 'treo'.

Mô hình cơm "treo" được bắt nguồn từ nước Ý, xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam tại Hà Nội và đã nhanh chóng lan tỏa đến TP. Hồ Chí Minh, mô hình này sau đó được nhiều người hưởng ứng nhiệt tình.

Cách vận hành của các quán cơm “treo" khá đơn giản. Một vị khách bất kỳ đến ăn cơm có thể trả thêm một hoặc nhiều suất cơm khác gửi lại quán. Quán sẽ dành số lượng cơm đó để trao tặng cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn khác dùng. Một người may mắn có thể mời lại một người khác kém may mắn hơn mình một đĩa cơm. Đó có thể là người già neo đơn, người buôn ve chai, cậu bé bán vé số, em bé ăn xin hay một sinh viên xa nhà túng thiếu…

Ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương, nằm tại con hẻm nhỏ trên đường Trần Xuân Soạn (quận 7, TP.Hồ Chí Minh) "Căn bếp yêu thương" của chị Phan Thị Sen luôn âm thầm trao đi hàng trăm phần cơm mỗi ngày.

Mỗi ngày chị Sen (quận 7) và bếp ăn của mình luôn dành ra một số suất cơm trong thùng, đợi những ai đang gặp hoàn cảnh khó khăn đến lấy.

Theo chị Sen, từ khi đi vào hoạt động mô hình này chị đã chứng kiến rất nhiều câu chuyện về người vô gia cư, về những hoàn cảnh mồ côi hay những người già neo đơn. Nhìn thấy những mảnh đời khó khăn phải chật vật mưu sinh, lòng chị trào dâng mong muốn được giúp đỡ họ, dù chỉ bằng những hành động nhỏ bé nhất.

Mỗi ngày chị Sen và bếp ăn của mình luôn dành ra một số suất cơm trong thùng, đợi những ai đang gặp hoàn cảnh khó khăn đến lấy. Chẳng cần biết người lấy là ai, quan trọng là họ đang gặp khó khăn và cần sự giúp đỡ.

Anh Huỳnh Tấn Minh, chủ quán cơm tấm trên đường Lê Văn Việt (TP. Thủ Đức) chia sẻ: "Xuất phát từ mong muốn giúp đỡ những người vô gia cư, lao động nghèo, tôi đã bắt đầu mô hình cơm “treo" tại quán của mình. Mỗi ngày, chúng tôi dành khoảng 20 phần cơm để trao tặng cho những ai cần đến".

Bác Ba, một người ve chai, chia sẻ: "Mỗi ngày, tôi đều đến quán cơm tấm của anh Minh để nhận cơm “treo". Nhờ có những phần cơm này, tôi đỡ tốn chi phí ăn uống, có thêm sức khỏe để tiếp tục mưu sinh".

Một công nhân xây dựng ngụ tại phường Tân Hưng, quận 7, cho biết: "Tôi làm công việc xây dựng, đồng lương không cao lắm. Đôi khi, vào những ngày cuối tháng, gia đình tôi gặp khó khăn về tài chính. Nhờ có cơm “treo” ở quán này, tôi và gia đình có thể yên tâm ăn uống".

Bà Lệ, một người bán vé số, kể lại: "Mỗi ngày đi bán vé số rất mệt, nhiều khi bán không được bao nhiêu nhưng nhờ có cơm ''treo'' mà tôi không lo đói. Tấm lòng của người cho cơm thật đáng quý, họ không chỉ cho tôi một bữa ăn mà còn cho tôi hy vọng và niềm tin vào cuộc sống".

Cơm "treo" là mô hình mang nhiều ý nghĩa xã hội, được khuyến khích nhân rộng.

Cơm “treo” không chỉ giúp đỡ trực tiếp những người khó khăn mà còn lan tỏa tinh thần nhân ái trong cộng đồng. Nhiều quán ăn khác đã bắt đầu thực hiện chương trình tương tự, tạo nên một phong trào ý nghĩa rộng khắp. Khách hàng khi đến quán không chỉ ăn uống mà còn có thể góp phần vào việc giúp đỡ người khác, tạo nên một vòng tròn yêu thương và chia sẻ.

Chị Bình, chủ quán cơm chay 0 đồng (1107 Hoàng Sa, phường 11, quận 3) chia sẻ, việc làm mô hình cơm “treo” chỉ đơn thuần với mong muốn mang đến những bữa ăn ấm áp cho những người khó khăn. Nhìn những phần cơm được trao đi và nhận về nụ cười hạnh phúc, chịcảm thấy vô cùng vui sướng và tự hào.

Ông Tấn (60 tuổi), nhân viên quét dọn vệ sinh trên đường Hoàng Sa, chia sẻ: "Tôi thường xuyên lấy cơm “treo” vào buổi trưa. Mỗi phần cơm tuy đơn giản nhưng lại vô cùng quý giá, giúp mình đỡ đần gánh nặng cơm áo gạo tiền. Cảm ơn những tấm lòng hảo tâm đã dành sự quan tâm và giúp đỡ cho những người khó khăn như mình".

Có thể thấy rằng, mỗi phần cơm “treo" không chỉ đơn thuần là bữa ăn, mà còn là biểu tượng của lòng nhân ái, sự sẻ chia và tinh thần tương thân tương ái giữa con người. Mô hình này đã góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp, giúp đỡ những mảnh đời khó khăn trong cộng đồng và cần được lan tỏa và phát triển hơn nữa để mọi người cùng chung tay xây dựng một cộng đồng ấm áp, đầy tình người.

Yến Thư - Minh Anh
Bài viết cùng chủ đề: TP. Hồ Chí Minh

Tin cùng chuyên mục

Bí quyết ‘cơ động’ của thầy Cường ‘động cơ’

TP. Hồ Chí Minh: Tiệm mì 0 đồng lan tỏa yêu thương của những chàng trai Hóc Môn

Phú Thọ: Chủ tịch hội nông dân xã đầu tư tiền tỉ để chế biến, tìm đầu ra cho quả bí đao

Tình người lan tỏa từ 'khu chợ 0 đồng' của chàng trai một chân tại Bình Dương

Cô gái người Dao nuôi khát vọng xây dựng ngành dược liệu Việt vươn tầm quốc tế

Thủy điện Quảng Trị: Anh Nguyễn Trí Thức - Người lãnh đạo gương mẫu, tận tâm

Hỗ trợ người nghèo tham gia ‘lưới’ an sinh: Để không ai bị bỏ lại phía sau

Người phụ nữ nuôi tham vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới

Lai Châu: Lực lượng Cảnh sát cơ động 'Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát'

Thừa Thiên Huế: Người kỹ sư điện với cách làm ‘dân vận khéo’

Đồng Nai: Minh 'râu' bán rau và hành trình tặng rau miễn phí cho công nhân

Thanh Hóa: Già làng Thao Văn Sếnh hơn 30 năm bảo vệ giữ gìn cột mốc biên cương

Gia Lai: Dự án 'Hy vọng' ươm mầm cho tương lai trẻ nghèo vùng Chư Prông

Từ việc học sinh nhặt được của rơi trả người đánh mất: Giáo dục đạo đức cho con trẻ rất quan trọng

Quán cơm 0 đồng giúp đỡ người nghèo của chàng trai kinh doanh cho thuê xe ở Đắk Lắk

Nhóm kỹ sư AI Works và việc phát triển sản phẩm phục vụ ngành dầu khí

Nhân viên Điện lực Lâm Đồng trả lại 300 triệu đồng cho người chuyển nhầm tài khoản

Những người hùng thầm lặng ngày đêm bám ‘cung đèo tử thần’ giúp người gặp nạn ở Kon Tum

Quảng Ninh: Trung úy công an trả lại tiền, vàng nhặt được khi tuần tra cho một phụ nữ đánh rơi

Chị Nguyễn Thị Ngọc Châu và hành trình hiến máu nóng tiếp hi vọng cho bệnh nhân cấp cứu