Chủ nhật 22/12/2024 17:12

TP. Hồ Chí Minh: Hải quan kiên quyết không để xảy ra việc cán bộ tiếp tay, móc nối với buôn lậu

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành văn bản về việc tăng cường kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại 6 tháng cuối năm 2024.

Mới đây, ông Nguyễn Văn Ổn - Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã ký ban hành Văn bản số 2261/HQTPHCM-CBLXL về việc tăng cường kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại 6 tháng cuối năm 2024.

Trước đó, ngày 21/6/2024, Ban Chỉ đạo 389 TP. Hồ Chí Minh đã có Công văn số 40/BC-BCĐ389TP về công tác đấu tranh, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng đầu năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo 389 TP. Hồ Chí Minh, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn quản lý của hải quan diễn biến phức tạp, biến tướng, xuất hiện nhiều hình thức gian lận mới như gian lận xuất xứ, giả mạo nhãn hiệu, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, lợi dụng hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu, quá cảnh, kinh doanh chuyển khẩu để né tránh các biện pháp phòng vệ thương mại và bảo hộ kinh tế, vận chuyển trái phép hàng hóa.

Lực lượng Hải quan TP. Hồ Chí Minh tăng cường kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại 6 tháng cuối năm 2024 (Ảnh minh hoạ).

Mặc dù các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã có nhiều nỗ lực nhưng kết quả đạt được chưa tương xứng so với điều kiện, vị trí, quy mô hoạt động của Cục. Đồng thời, điều này cho thấy tiềm ẩn dấu hiệu, nguy cơ rất đáng quan ngại, không được chủ quan, xem nhẹ, mất cảnh giác trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua địa bàn hải quan quản lý.

Do đó, để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ năm 2024, lãnh đạo Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo thủ trưởng các đơn vị tập trung, tăng cường, quyết liệt thực hiện hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Cụ thể, Thủ trưởng các đơn vị tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo Chính phủ, UBND TP. Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, Ban Chỉ đạo 389 các cấp và Nghị quyết của Ban Thường vụ Đảng ủy Cục, các Kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh liên quan đến công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Đồng thời, tăng cường, đẩy mạnh công tác nghiên cứu nắm tình hình về địa bàn, đối tượng, mặt hàng trọng điểm và phương thức thủ đoạn chủ yếu, mới của các đối tượng; triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng trong việc nắm tình hình, trao đổi, chia sẻ thông tin, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát... nhằm kịp thời phát hiện, bắt giữ, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Tăng cường công tác thu thập thông tin, nắm tình hình địa bàn, nâng cao khả năng, chất lượng công tác dự báo, cảnh báo từ sớm, từ xa về tình hình trong địa bàn, chủ động xây dựng các kế hoạch, nhiệm vụ tổ chức cho phù hợp.

Bên cạnh đó, tổ chức thực hiện nghiêm quy trình, thủ tục hải quan; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát phương tiện xuất nhập cảnh, hàng hóa xuất nhập khẩu, hành lý ký gửi và hành lý xách tay của hành khách xuất nhập cảnh, hàng tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan, kho bảo thuế, cửa hàng miễn thuế, các loại hình làm thủ tục được ưu đãi về thuế nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh.

Đối với các phòng tham mưu như Phòng Chống buôn lậu, Phòng Giám sát quản lý về Hải quan, Phòng Quản lý rủi ro và Phòng Thuế xuất nhập khẩu, cùng với Chi cục Kiểm tra sau thông quan, đã được Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ tăng cường kiểm soát và giám sát hoạt động hải quan. Mỗi đơn vị sẽ tập trung vào lĩnh vực chuyên môn của mình để phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm. Tổng hợp những vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan tại các đơn vị cơ sở để kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, tránh để các đối tượng tội phạm lợi dụng sơ hở để thực hiện hành vi buôn lậu, gian lận thương mại.

Phối hợp chặt chẽ trong nội ngành, với các lực lượng chức năng trên địa bàn để triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn phù hợp, hiệu quả. Đồng thời, chủ động xây dựng kế hoạch, chuyên án để đấu tranh, triệt phá các đường dây, ổ nhóm buôn lậu có tổ chức.

Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hành khách xuất nhập cảnh, các cơ quan trên địa bàn để nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật, tham gia tố giác ổ nhóm, đường dây tổ chức, đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh yêu cầu các Thủ trưởng đơn vị cần tiếp tục quán triệt tới công chức và người lao động về việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức công vụ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa và giám sát chặt chẽ hoạt động công vụ, kiên quyết không để xảy ra trường hợp công chức có hành vi tiếp tay, móc nối, hoặc tham gia vào đường dây, ổ nhóm buôn lậu. Nếu có vi phạm xảy ra tại đơn vị mình phụ trách, thủ trưởng đơn vị sẽ phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Cục.

Ngân Nga
Bài viết cùng chủ đề: Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng