Thứ bảy 23/11/2024 07:13

TP. Hồ Chí Minh chuẩn bị phương án mở lại chợ truyền thống

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản khẩn gửi các sở ngành, TP. Thủ Đức và các quận huyện trên địa bàn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng phương án tổ chức chợ truyền thống hoạt động trở lại trong điều kiện bảo đảm an toàn.

Theo đó, UBND TP. Hồ Chí Minh giao Sở Công Thương TP theo dõi, hướng dẫn UBND TP. Thủ Đức và UBND các quận huyện xây dựng phương án tổ chức hoạt động trở lại chợ và các điểm bán lương thực, thực phẩm thiết yếu trong điều kiện an toàn.

TP. Hồ Chí Minh chuẩn bị phương án tổ chức mở lại chợ truyền thống

Đồng thời, giao UBND TP. Thủ Đức và các quận huyện bám sát hướng dẫn của Sở Công Thương, căn cứ tình hình thực tế tại địa phương khẩn trương thực hiện khảo sát, đánh giá và xây dựng phương án tổ chức hoạt động trở lại đối với các chợ truyền thống trong điều kiện an toàn hoặc triển khai phương án tổ chức các điểm bán lương thực, thực phẩm thiết yếu, các mặt hàng tươi sống tại các chợ hiện đang tạm ngưng hoạt động.

Đáng chú ý, trong văn bản khẩn lần này UBND TP. Hồ Chí Minh yêu cầu UBND TP. Thủ Đức và các quận huyện phải đăng ký thời hạn, tiến độ triển khai, kịp thời báo cáo kết quả thực hiện, các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện để Sở Công Thương kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ.

UBND TP cũng chỉ đạo ngành y tế phối hợp với các đơn vị quản lý chợ thực hiện lấy mẫu xét nghiệm nhanh, ngẫu nhiên đối với tiểu thương, người mua hàng tại chợ, đồng thời thực hiện phun xịt, khử khuẩn định kỳ đối với các điểm bán hiện đang hoạt động.

Đến nay, trên đại bàn toàn TP. Hồ Chí Minh chỉ có 40/237 chợ hoạt động. Nhiều quận, huyện vẫn đang đóng cửa toàn bộ các chợ truyền thống trên địa bàn. Theo đánh giá của Sở Công Thương TP, hiện tiến độ tổ chức hoạt động trở lại các chợ truyền thống tại các quận, huyện rất chậm. Điều này làm gia tăng áp lực lên hệ thống phân phối hiện đại, ảnh hưởng đến việc cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu đến người dân.

Trước đó, ngày 9/8, bà Phan Thị Thắng - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đã gửi Công văn khẩn 2653 về tăng cường thực hiện nghiêm các giải pháp đảm bảo cung ứng hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu trên địa bàn TP đến Sở Công Thương, UBND TP. Thủ Đức, các quận huyện và các hệ thống phân phối. Trong đó, yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan nhanh chóng có phương án khôi phuc, tổ chức lại hoạt động bán lương thực, thực phẩm, hàng thiết yếu tại các chợ truyền thống hoặc hình thành các điểm bán nhỏ (ưu tiên tập trung các mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau, củ, quả), để bảo đảm cung ứng hàng hóa đến người dân.

Minh Khuê

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Lào Cai: Quyết liệt đẩy mạnh thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng - Australia

Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hồ sơ đề nghị xét công nhận nông thôn mới năm 2024

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Hải Phòng: Khai trương dự án chính quyền số hướng tới minh bạch, hiệu quả và tiện ích

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Sản phẩm OCOP Quảng Ninh sẵn sàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025

Năm 2025, EVNCPC tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Lai Châu: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Lào Cai: Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Hải Phòng: Điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình