Thứ hai 23/12/2024 16:25

TP. Hải Phòng: Triển khai cấp Giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước

Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng vừa phê duyệt Kế hoạch 137/KH-UBND thực hiện việc cấp Giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Chủ tịch UBND thành phố vừa phê duyệt Kế hoạch 137/KH-UBND thực hiện việc cấp Giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước và phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố, giai đoạn 2023- 2028. Kế hoạch được triển khai nhằm kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác, sử dụng và phòng chống suy thoái, cạn kiệt, lãng phí nguồn tài nguyên nước, bảo đảm cấp đủ nước cho cộng đồng dân cư và cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của TP Hải Phòng trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Bên cạnh đó, kế hoạch sẽ góp phần tăng nguồn thu ngân sách từ việc thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước và tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, đồng thời phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố.

Cụ thể, UBND thành phố yêu cầu ngành chức năng, các đơn vị và địa phương liên quan thống kê, rà soát lập danh sách các tổ chức, cá nhân đang khai thác sử dụng tài nguyên nước lập hồ sơ xin phép khai thác, hồ sơ xin phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của pháp luật; các tổ chức, cá nhân có hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, hành nghề khoan nước dưới đất thuộc đối tượng xin cấp Giấy phép phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép theo quy định. Phấn đấu đến hết năm 2028, cấp Giấy phép tất cả các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước đủ điều kiện trên địa bàn thành phố, tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước trái pháp luật.

Đồng thời, giao Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông để các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng phải lập hồ sơ xin phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước; đối tượng phải nộp tiền cấp quyền cấp quyền khai thác tài nguyên nước và tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn thành phố biết, thực hiện theo đúng quy định pháp luật.

Thực hiện tiếp nhận, thẩm định các hồ sơ xin cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước; thẩm định Bản kê khai tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Phối hợp với UBND các quận, huyện tổ chức hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện Luật Tài nguyên nước, lập hồ sơ cấp Giấy phép khai thác tài nguyên nước. Đồng thời, xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm, chây ỳ không lập hồ sơ xin cấp phép sau khi được kiểm tra, nhắc nhở và hướng dẫn thực hiện.

Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải có Giấy phép theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01/02/2023 của Chính phủ, bao gồm: Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không thuộc trường hợp quy định tại Điều 16 và khoản 1 Điều này; các trường hợp quy định tại Điểm a khoản này mà khai thác, sử dụng nước mặt trực tiếp từ hồ chứa, đập dâng thủy lợi, thủy điện, hệ thống kênh thủy lợi, thủy điện để cấp cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp (bao gồm cả khai thác nước cho hoạt động làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt) mà tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành các hồ chứa, đập dâng thủy lợi, thủy điện, hệ thống kênh thủy lợi, thủy điện này chưa được cấp phép khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích nêu trên.

Các trường hợp sau đây phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước: Đối với khai thác nước mặt: a) Khai thác nước mặt để phát điện; b) Khai thác nước mặt để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp, bao gồm cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi.

Đối với khai thác nước dưới đất: a) Khai thác nước dưới đất để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, xuất phi nông nghiệp, bao gồm cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi.

Khai thác nước dưới đất (trừ nước lợ, nước mặn) để nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, tưới cà phê, cao su, điều, chè, hồ tiêu và cây công nghiệp dài ngày khác với quy mô từ 20 m ngày đêm trở lên.

Huyền Trang
Bài viết cùng chủ đề: TP. Hải Phòng

Tin cùng chuyên mục

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo