Tinh thần vượt khó năm 2023 của ngành Công Thương rất đáng ghi nhận

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, đại biểu Quốc hội Trương Xuân Cừ (đoàn Hà Nội) ghi nhận ngành Công Thương đã có nhiều nỗ lực trong năm 2023.
Ngành Công Thương đoàn kết, đổi mới, đóng góp cho sự lớn mạnh của đất nước Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Bộ Công Thương cần phát huy vai trò “nhạc trưởng” trong lĩnh vực Công và Thương Công Thương khối địa phương: Chung sức đẩy nhanh tăng trưởng ngành

Năm 2023, bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động nhưng tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn đạt khoảng trên 5%, là mức khá cao so với nhiều nước trên thế giới và khu vực. Trong kết quả này có những đóng góp từ lĩnh vực công nghiệp, thương mại nội địa và hoạt động xuất nhập khẩu. Xin ông cho biết một số đánh giá về hoạt động quản lý, điều hành của Bộ Công Thương trong năm qua để cùng cả hệ thống chính trị thực hiện thành công các mục tiêu, kế hoạch của Quốc hội, Chính phủ?

Theo tôi, điểm đầu tiên, đáng ghi nhận nhất, đó là trong lúc xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, Bộ Công Thương đã chỉ đạo đẩy mạnh vấn đề bán lẻ nội địa. Đây là thành công rất lớn trong năm nay. Dự kiến, tổng bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2023 ước đạt khoảng 6.205,58 tỷ đồng, tăng khoảng 9,2% so với năm 2022, vượt mục tiêu kế hoạch của ngành (mục tiêu tăng 8 - 9%).

đại biểu Quốc hội Trương Xuân Cừ (đoàn Hà Nội)
Đại biểu Quốc hội Trương Xuân Cừ - đoàn Hà Nội

Thứ hai, trong lúc gặp rất nhiều khó khăn đối với các thị trường truyền thống, ngành Công Thương đã mở rộng, đa dạng hóa thị trường và được các quốc gia, thị trường mới đón nhận, tích cực giao thương với Việt Nam. Chẳng hạn, xuất khẩu sang các nước: châu Phi, Đông Âu, Bắc Âu, Tây Á, Trung Đông… đã tăng lên, bên cạnh các thị trường chủ lực, truyền thống như: EU, Mỹ, Hàn Quốc.

Ngoài ra, tiếp tục khai thông hiệu quả hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc, đẩy mạnh xuất khẩu theo hình thức chính ngạch đã tạo thuận lợi hơn cho công tác xuất khẩu nông sản.

Nhờ những biện pháp đó, xuất khẩu của chúng ta mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn có những điểm sáng. Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước sau 11 tháng đạt 619,2 tỷ USD; trong đó, kim ngạch xuất khẩu 322,5 tỷ USD, nhập khẩu 296,7 tỷ USD.

Điểm sáng nhất trong hoạt động xuất nhập khẩu là cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với mức thặng dư sau 11 tháng đạt 25,83 tỷ USD - đây là mức tăng ấn tượng, lên tới 250% so với cùng kỳ năm 2022. Kết quả này góp phần tích cực cho cán cân thanh toán, giúp nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm, tổng cầu thế giới sụt giảm, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tiếp tục vượt qua khó khăn. Mặc dù chưa đạt được mức tăng trở lại so với năm trước, nhưng mức suy giảm tiếp tục được thu hẹp (từ mức giảm 12% trong nửa đầu năm 2023 xuống giảm 5,9% trong 11 tháng năm 2023).

Thứ ba, việc cung ứng nguồn điện cơ bản được đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt. Bên cạnh việc phát triển các nguồn điện sạch, để tăng nguồn dữ trữ, Bộ Công Thương cũng linh hoạt trong vấn đề nhập khẩu than để phục vụ cho vận hành các nhà máy nhiệt điện. Đây là hành động rất kịp thời. Dự kiến thực hiện cả năm 2023, sản lượng than nhập khẩu đạt trên 13,2 triệu tấn.

Thứ tư, ngành Công Thương tiếp tục phát huy hiệu quả các lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại mà Việt Nam đã ký kết, đặc biệt là các hiệp định FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP… Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu.

Nhờ những giải pháp trong công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ Công Thương, hoạt động xuất khẩu trong năm 2024 sẽ tiếp tục tăng trưởng. Chúng ta có thể thấy tín hiệu từ các ngành xuất khẩu lớn như: Dệt may, thủy sản, những hàng nhu yếu phẩm khác… hiện nay đã ký kết được nhiều hợp đồng. Đây là một tín hiệu tích cực cho vấn đề xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024, có những tiềm năng, lợi thế hơn so với năm 2023.

Ngay trong những tháng cuối năm 2023, chúng ta cũng thấy quy mô xuất nhập khẩu của Việt Nam đang tăng trở lại, cao hơn so với những tháng đầu năm. Ông kỳ vọng gì về hoạt động xuất nhập khẩu trong năm 2024?

Năm 2024 có nhiều tín hiệu tích cực hơn. Trước hết, các công ty, doanh nghiệp của chúng ta đã lường trước được những khó khăn, thực tiễn của năm 2023 để khắc phục những hạn chế, yếu kém và tích cực tìm các đơn hàng một cách chủ động, mở rộng. Hiện nay, kết quả bước đầu đã được ghi nhận bằng các hợp đồng, đơn hàng của các quốc gia đã ký kết với doanh nghiệp Việt Nam.

Bên cạnh đó, chúng ta tiếp tục đàm phán với Trung Quốc để một số mặt hàng trước đây xuất khẩu theo hình thực tiểu ngạch, nay nâng lên thành xuất khẩu chính ngạch. Điều này đảm bảo việc xuất khẩu một cách lâu dài, bền vững hơn cũng như nâng cao chất lượng xuất khẩu.

Mặt khác, chúng ta đa dạng hóa các thị trường, từ các thị trường rất lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, bây giờ chúng ta mở rộng sang Trung Đông. Đồng thời, tiếp tục tận dụng hiệu quả các hiệp định FTA để đẩy mạnh xuất khẩu.

Ngoài ra, các doanh nghiệp, tập đoàn FDI lớn cho biết sẽ đẩy mạnh xuất khẩu với những mẫu sản phẩm mới, mở ra nhiều triển vọng. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường phát triển công nghiệp hỗ trợ để có thể tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này sẽ tạo đà tốt trong tương lai gần, thậm chí mang tính chiến lược để xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng bền vững hơn.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được đánh giá đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là động lực dẫn dắt nền kinh tế tăng trưởng và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Xin ông cho biết quan điểm về vấn đề này?

Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đã đặt mục tiêu đến năm 2025 nước ta sẽ là nước có công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%.

Đại biểu Trương Xuân Cừ: Năm 2024, trong lĩnh vực công nghiệp có tín hiệu khả quan từ cam kết đầu tư của nhiều tập đoàn về công nghiệp bán dẫn. Nếu chính sách của chúng ta tốt, cam kết hỗ trợ lâu dài để họ đầu tư vào Việt Nam, sẽ mở ra một triển vọng mới cho nền công nghiệp Việt Nam.

Bên cạnh đó, Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 22/3/2018 đã đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo trong GDP đạt 30%; tăng trưởng giá trị gia tăng ngành chế biến chế tạo đạt bình quân trên 10%/năm; đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại.

Từ những mục tiêu đặt ra có thể thấy, công nghiệp chế biến chế tạo được xác định là một trong những yếu tố tạo động lực tăng trưởng của giai đoạn tới, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, cơ cấu lại nền kinh tế để có thể tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, tránh bẫy thu nhập trung bình và đưa đất nước trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Thực tiễn cho thấy, sức hút đầu tư vào công nghiệp chế biến, chế tạo rất lớn. Đây là lĩnh vực thu hút nhiều dự án FDI lớn. Qua đó, không chỉ tạo công ăn việc làm mà còn tăng sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư, tăng vị thế của Việt Nam trong bản đồ kinh tế thế giới. Đồng thời, giúp cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam có cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua cung ứng các sản phẩm, linh kiện cho các tập đoàn lớn trên thế giới đang đầu tư tại Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp phát triển khoa học và công nghệ, học hỏi kinh nghiệm trong quản lý, điều hành…

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã có nhiều giải pháp để thúc đẩy sự phát triển đúng hướng, hiệu quả, từng bước đem lại diện mạo mới cho công nghiệp chế biến, chế tạo. Tuy nhiên, để thúc đẩy doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển, giúp gia tăng giá trị tạo ra trong nước của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo… ngoài những hỗ trợ chung, cần phải có một quỹ đổi mới để hỗ trợ cho các doanh nghiệp để họ có thể tiếp thu công nghệ, thuê các chuyên gia của nước ngoài… Đây là con đường nhanh nhất, lộ trình thiết thực nhất để doanh nghiệp hội nhập thành công, hiệu quả.

Xin cảm ơn ông!

Quỳnh Nga (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thực phẩm bẩn bủa vây trường học: Không dừng ở ngộ độc

Thực phẩm bẩn bủa vây trường học: Không dừng ở ngộ độc

Không chỉ tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn trôi nổi, trẻ còn đối mặt với hàng loạt bệnh lý nếu sử dụng nhóm thực phẩm này thường xuyên.
Lập nhóm thông tin chốt kiểm tra nồng độ cồn: Cách “né” tốt nhất là… tuân thủ pháp luật!

Lập nhóm thông tin chốt kiểm tra nồng độ cồn: Cách “né” tốt nhất là… tuân thủ pháp luật!

Trên mạng xã hội, đặc biệt là facebook có hàng trăm hội nhóm công khai chỉ với mục đích thông tin, đối phó với lực lượng chức năng xử lý nồng độ cồn.
Thiếu kho dữ liệu sạch và công cụ phân tích, thị trường bất động sản sẽ mãi “lập lờ”

Thiếu kho dữ liệu sạch và công cụ phân tích, thị trường bất động sản sẽ mãi “lập lờ”

Các báo cáo, phân tích thị trường bất động sản bị công bố một cách tràn lan, thiếu quy chuẩn, tạo nên một “bức tranh méo mó” và không toàn diện.
“Sập bẫy” lừa đảo trên mạng xã hội: Do cả tin hay lòng tham khó chế ngự?

“Sập bẫy” lừa đảo trên mạng xã hội: Do cả tin hay lòng tham khó chế ngự?

Mặc dù các vụ lừa đảo thông qua mạng xã hội diễn ra liên tục thời gian qua nhưng vẫn có nhiều người “sập bẫy”, nguyên nhân do cả tin hay lòng tham khó chế ngự?
McDonald

McDonald's 'câu khách' từ câu chuyện thương tâm của Mèo Béo, nghĩ về văn hóa kinh doanh

Dù McDonald's đã đăng đàn xin lỗi, song từ việc lợi dụng câu chuyện thương tâm của Mèo Béo để 'đu trend' bán hàng cần nghĩ đến văn hóa kinh doanh hiện nay.

Tin cùng chuyên mục

Lan truyền clip nhạy cảm trên mạng xã hội: Xin đừng vô cảm!

Lan truyền clip nhạy cảm trên mạng xã hội: Xin đừng vô cảm!

Lan truyền những hình ảnh, clip nhạy cảm mang tính riêng tư của người khác trên mạng xã hội là vi phạm pháp luật, là vô cảm, xã hội cần lên án.
Du lịch "lột xác" và câu chuyện từ xứ Thanh

Du lịch "lột xác" và câu chuyện từ xứ Thanh

Trong 5 ngày kỳ nghỉ lễ, Thanh Hóa là địa phương đón lượng khách đông nhất trên cả nước với trên 1,5 triệu lượt, tổng doanh thu du lịch đạt hơn 3.800 tỷ đồng.
Góp tiền tổ chức lễ tri ân thầy cô: Đừng "biến tướng" chạy theo hình thức, lãng phí

Góp tiền tổ chức lễ tri ân thầy cô: Đừng "biến tướng" chạy theo hình thức, lãng phí

"Tôn sư trọng đạo" vốn dĩ là truyền thống tốt đẹp, việc tri ân thầy cô cũng là chuyện bình thường, song không nên chạy theo phong trào, quá coi trọng hình thức.
‘Hành quân xuyên Việt’ hay câu view bán hàng?

‘Hành quân xuyên Việt’ hay câu view bán hàng?

Hai thanh niên liên tục đăng video với nội dung "hành quân xuyên Việt", thu hút lượng lớn người theo dõi liệu có hướng đến mục đích cuối cùng là bán hàng?
Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Những nỗi đau không thể bù đắp

Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Những nỗi đau không thể bù đắp

Vụ tai nạn lao động tại Yên Bái khiến 7 người chết chưa nguôi ngoai thì Đồng Nai lại có 6 người tử vong do nổ lò hơi - đây là những nỗi đau không thể bù đắp.
Nỗi oan bà bán dứa và hệ luỵ từ những thông tin

Nỗi oan bà bán dứa và hệ luỵ từ những thông tin ''một nửa sự thật''

Vụ việc “500 nghìn đồng 3 quả dứa” đã khép lại với kết luận từ cơ quan công an: “Bà bán dứa bị oan”.
Ai sẽ hưởng lợi khi cổ xuý trào lưu xuyên tạc ‘điện mặt trời 0 đồng’?

Ai sẽ hưởng lợi khi cổ xuý trào lưu xuyên tạc ‘điện mặt trời 0 đồng’?

Nhiều người không tìm hiểu kỹ những chính sách về điện, đã “múa phím như đúng rồi" về việc quản lý, định hướng phát triển ngành điện nước ta.
Ai đứng sau luận điệu xuyên tạc về điện mặt trời dư thừa nhưng sai quy hoạch?

Ai đứng sau luận điệu xuyên tạc về điện mặt trời dư thừa nhưng sai quy hoạch?

Nhiều luận điệu xuyên tạc, quy chụp về điện mặt trời dư thừa nhưng sai qui hoachđể dắt mũi dư luận nhằm phục vụ lợi ích nhóm.
Kiểm soát chất lượng dịch vụ, “đòn bẩy” nâng hạng cạnh tranh du lịch

Kiểm soát chất lượng dịch vụ, “đòn bẩy” nâng hạng cạnh tranh du lịch

Ngành du lịch đang quyết tâm chấn chỉnh và nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh trên bản đồ du lịch thế giới.
Thiếu hụt nước sinh hoạt mùa hạn mặn: Đã đến lúc người dân cần chủ động ứng phó

Thiếu hụt nước sinh hoạt mùa hạn mặn: Đã đến lúc người dân cần chủ động ứng phó

Thiếu hụt nước sinh hoạt là một trong những hệ lụy của hạn hán, xâm nhập mặn mà người dân khu vực ven biển miền Tây Nam Bộ đã, đang và phải tiếp tục đối mặt.
Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Việc xây dựng một nền sản xuất lớn, ứng dụng công nghệ tốt hơn và quản lý phù hợp, kết hợp chế biến sâu sẽ giúp nâng cao chuỗi giá trị cho xuất khẩu gạo.
Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu, nếu dư phát lên lưới với giá 0 đồng, được cho là nhằm bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống điện, hỗ trợ nhà đầu tư.
Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

TikTok phải ủy quyền cho pháp nhân ở Việt Nam quản lý nội dung, có như vậy mới xử lý triệt để các tồn tại, mối nguy cho an ninh quốc gia.
Vàng ế và bài toán nguồn cung cho thị trường vẫn chưa chốt lời giải

Vàng ế và bài toán nguồn cung cho thị trường vẫn chưa chốt lời giải

Câu chuyện đảm bảo nguồn cung cho thị trường vàng, đưa giá vàng trong nước tiệm cận giá thế giới không thể giải quyết thấu đáo ngày một, ngày hai.
Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động đau lòng khiến 7 công nhân tử vong tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thực sự là bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động.
Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Những hành vi phát tán tin giả, sai sự thật, vu khống, nói xấu, kích động, gieo rắc hoài nghi về lãnh đạo Đảng, Nhà nước... cần phải xử lý nghiêm khắc hơn nữa.
Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt

Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt

Trong bối cảnh căng thẳng chính trị tiếp tục leo thang, các doanh nghiệp xuất khẩu lại một lần nữa đứng trước nguy cơ đứt gãy đơn hàng.
Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Thiếu vốn đầu tư dây chuyền công nghệ đáp ứng nhu cầu sản xuất là một trong những rào cản khiến doanh nghiệp đang bỏ lỡ cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Quyết liệt các giải pháp để sớm bình ổn thị trường vàng

Quyết liệt các giải pháp để sớm bình ổn thị trường vàng

Chưa đầy một năm, Chính phủ đã liên tiếp ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc quản lý thị trường vàng, nhằm ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi người mua.
Thưa chủ các tiệm vàng, cứ uy tín như PNJ thì sợ gì!

Thưa chủ các tiệm vàng, cứ uy tín như PNJ thì sợ gì!

Kinh doanh vàng có nguồn gốc rõ ràng, không nhái thương hiệu như PNJ thì không phải đóng cửa, không phải lo việc bị lực lượng chức năng kiểm tra.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động