Thứ ba 24/12/2024 06:32

Tỉnh Quảng Ninh đưa 1.421 tổ công nghệ số cộng đồng đi vào hoạt động

Tại 13 địa phương của tỉnh Quảng Ninh đã ban hành kế hoạch, thành lập 1.421 tổ công nghệ số cộng đồng bao phủ 173/177 xã, phường, thị trấn.

Thực hiện Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 1/3/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đến nay 13 địa phương, 100% các sở, ban, ngành của tỉnh Quảng Ninh và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo do người đứng đầu làm trưởng ban.

Tổ công nghệ số cộng đồng sẽ tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, Nghị quyết, Đề án, Kế hoạch của tỉnh, thành phố, phường về chuyển đổi số đến các hộ gia đình, người dân trong khu phố. Đồng thời , hướng dẫn người dân cài đặt, nắm bắt được các kỹ năng cơ bản để sử dụng thành thạo các nền tảng số, ứng dụng số cơ bản (định danh điện tử cá nhân/ bảo hiểm xã hội số/ sổ sức khỏe điện tử/tài khoản mobi money..) để tương tác với chính quyền, tham gia phát triển kinh tế số, tham gia xây dựng xã hội số và thực sự trở thành công dân số.

Thành lập Tổ công nghệ số tại xã Lê Lợi, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức triển khai, sử dụng các chức năng trình ký văn bản điện tử, tạo lập hồ sơ công việc, ký số văn bản điện tử trên hệ thống chính quyền điện tử. Đồng thời rà soát, đề nghị Ban Cơ yếu Chính phủ cấp bổ sung chữ ký số, thay đổi thông tin chứng thư số. Đến hết quý I/2022, toàn tỉnh đã có 10.410 chữ ký số được cấp phát, trong đó có 2.127 chữ ký số cơ quan, 8.630 chữ ký số cá nhân.

Về kinh tế số, hiện toàn tỉnh Quảng Ninh đã có 177/267 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên đưa lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn và Voso.vn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp đưa thông tin của 418 cơ sở doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh niêm yết và giao dịch trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử.

Từ năm 2021, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp hoàn thiện phần mềm “Hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” và bấm nút khởi động tại địa chỉ: https://qn.check.net.vn.

Hệ thống bước đầu cấp tài khoản tham gia quản lý cho 142 cơ sở là các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất, chế biến, sơ chế, tiến tới mở rộng đến cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm theo chuỗi, các vùng sản xuất tập trung của tỉnh và các địa phương liên kết tiêu thụ sản xuất nông sản an toàn; đấu nối với “Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm sản thực phẩm của thành phố Hà Nội”, liên thông đồng bộ với Bộ NN&PTNT.

Sản phẩm na dai Đông Triều được quảng bá, bày bán trên website dongtrieumart.vn

Để thúc đẩy xây dựng kinh tế số, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh cũng đã phối hợp với Viễn thông Quảng Ninh cũng đã tổ chức hội nghị “Chuyển đổi số cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp".

Hội nghị đã giới thiệu về các nền tảng cho chuyển đổi số và các giải pháp đột phá chuyển đổi số, phát triển kinh tế số; chuyển đổi số toàn diện doanh nghiệp bứt phá trong kỷ nguyên số; giới thiệu về nền tảng oneSME cho các doanh nghiệp SME (doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ) và các giải pháp công nghệ để chuyển đổi số phù hợp với giai đoạn của lộ trình chuyển đổi số và giới thiệu chương trình của VNPT đồng hành cùng doanh nghiệp.

Tại cuộc họp đánh giá kết quả thực hiện chuyển đổi số toàn diện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh diễn ra trong ngày 10/6, ông Nguyễn Tường Văn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, đánh giá: Mặc dù các sở, ban, ngành, địa phương đã vào cuộc tích cực trong thực hiện chuyển đổi số, tuy nhiên đến nay mới có 39/51 nhiệm vụ được triển khai. Do vậy, các sở, ban, ngành phải nhanh chóng triển khai các nhiệm vụ theo kế hoạch; thường xuyên kiểm đếm công việc và có giải pháp khắc phục những khó khăn, tồn tại.

Bên cạnh đó là tập trung đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công tác chuyển đổi số của tỉnh; xây dựng bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các sở, ban, ngành, địa phương và các xã, phường, thị trấn; triển khai xây dựng phần mềm đánh giá, chấm điểm chỉ số chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh, đồng bộ với hệ thống của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Tiến Dũng
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Tin cùng chuyên mục

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển