Thứ sáu 08/11/2024 01:37

Tỉnh Nam Định đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

Tỉnh Nam Định đã linh hoạt, sáng tạo trong triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng để vượt qua khó khăn, thực hiện thành công “mục tiêu kép”.

Theo đó, tỉnh Nam Định đã linh hoạt, sáng tạo trong triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng thực hiện thành công “mục tiêu kép”, vừa kiểm soát, phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, vừa duy trì, phục hồi sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nam Định Lê Quốc Chỉnh cho biết, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương trong thời điểm dịch COVID-19 trên địa bàn diễn biến phức tạp, thực hiện Chỉ thị số 01-CT/TW ngày 9/3/2021 của Bộ Chính trị về việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 06-KH/TU, ngày 23/3/2021 chỉ đạo tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết cho đội ngũ cán bộ chủ chốt và đảng viên trong toàn Đảng bộ bằng hình thức trực tuyến với 178 điểm cầu toàn tỉnh...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 33-KH/TU thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Đặc biệt là mở đợt sinh hoạt chính trị nghiên cứu, học tập, quán triệt các quy định, kết luận của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII trong toàn Đảng bộ tỉnh với chủ đề “Tự soi, tự sửa”, thông qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm, quyết tâm chính trị, tinh thần tự giác của các cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, các nghị quyết, kết luận, quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã kịp thời ban hành và triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX; ban hành Chương trình công tác và Chương trình kiểm tra, giám sát nhiệm kỳ 2020-2025... đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, phù hợp với thực tiễn, tạo sự thống nhất cao trong lãnh đạo, chỉ đạo (có sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các văn bản quy định của Trung ương và tình hình thực tế tại địa phương).

Trên cơ sở những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất lựa chọn những vấn đề trọng tâm, khâu đột phá để ban hành 6 Nghị quyết chuyên đề toàn khóa gồm các Nghị quyết về: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến và thu hút đầu tư; xây dựng, phát triển vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo; xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; xây dựng, phát triển thành phố Nam Định; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng, tăng cường kiểm tra dấu hiệu vi phạm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí; chuyển đổi số tỉnh Nam Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030...

Cùng với phát triển kinh tế, tỉnh đã đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số. Hiện 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến ở mức độ 4 và kết nối liên thông trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Chỉ số năng lực cạnh canh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 đứng thứ 24/63 tỉnh, thành phố, tăng 16 bậc so với năm 2020. Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh tăng 7 bậc so với năm 2020, xếp thứ 40/63 tỉnh, thành phố. Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2021 đứng thứ 13/63 tỉnh, thành phố...

Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Gia Túc cho hay, để thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, nhất là hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2022 và những năm tiếp theo, thời gian tới, tỉnh tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về phát triển kinh tế - xã hội; hoàn thành hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tỉnh khẩn trương xem xét, phê duyệt và công khai Quy hoạch vùng liên huyện, các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.

Nam Định đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa; phát triển vùng kinh tế biển trở thành vùng kinh tế động lực, là cực tăng trưởng phía Nam của tỉnh; đẩy nhanh tiến độ đầu tư, xây dựng các dự án, công trình trọng điểm; giải ngân vốn đầu tư công; chú trọng cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến, thu hút đầu tư, xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh.

Đặc biệt, tỉnh tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình hành động (bổ sung) thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX; 6 Nghị quyết chuyên đề toàn khóa của Tỉnh ủy. Nam Định cũng chủ động thực hiện các quy định, kết luận của Trung ương về công tác xây dựng Đảng, nhất là Kết luận số 21 của Ban Chấp hành Trung ương, Kế hoạch số 03 của Bộ Chính trị về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị gắn với thực hiện Kết luận số 01, Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tạo chuyển biến tích cực, thực chất trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị toàn diện, trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương, cán bộ đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong tỉnh tích cực đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái của thế lực thù địch theo tinh thần Nghị quyết số 35 của Bộ Chính trị; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nhất là tự kiểm tra, giám sát ngay từ cấp ủy cơ sở, chủ động phát hiện, kịp thời kiểm tra tổ chức Đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm.

Bên cạnh đó, tỉnh Nam Định nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, phục vụ của các cơ quan hành chính Nhà nước gắn với công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, thực hiện tốt văn hóa công vụ, xử lý nghiêm các sai phạm nếu có.

Theo Công an Nhân dân
Bài viết cùng chủ đề: Xây dựng Đảng - Phát triển kinh tế

Tin cùng chuyên mục

Vụ tai nạn hầm lò ở Quảng Ninh: Lại luận điệu xuyên tạc vô căn cứ của Việt Tân

Quy định số 144-QĐ/TW: Gương soi cán bộ, đảng viên thời kỳ mới

Cần loại bỏ cách làm báo kiểu salon, ngồi bàn giấy, đưa thông tin một chiều

Từ vụ Huy Đức bị bắt đến việc xuyên tạc tự do báo chí tại Việt Nam

Vẫn là chiêu trò lợi dụng hiện tượng Thích Minh Tuệ để xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam

Vạch mặt chân tướng Việt Tân quanh việc tự nguyện dừng hạnh đạo của ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ)

Tin giả - sự nguy hại và phương cách ngăn chặn

Xây dựng Đảng về đạo đức nhằm thực hiện mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân

Bác bỏ luận điệu xuyên tạc “Ngoại giao cây tre”

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Kinh nghiệm từ công tác bồi dưỡng đảng viên trẻ ngành than

Phát huy sức mạnh tổng hợp của báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Truyền thông - công cụ nền tảng tư tưởng của Đảng trong lực lượng Quản lý thị trường

Nhận diện, phân biệt “quan điểm sai trái, thù địch” và “ý kiến khác với quan điểm của Đảng”

Trí thức trẻ trên mặt trận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành Công Thương Việt Nam

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Cán bộ, đảng viên không tranh công, không đổ lỗi

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng có ý nghĩa "sống còn" với Nhà nước chế độ xã hội chủ nghĩa

Đảng viên là lực lượng nòng cốt trong công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên “mặt trận” không gian mạng

Đẩy mạnh “nêu gương” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên