Thứ năm 15/05/2025 04:38

Tinh gọn bộ máy Bộ Công Thương tác động tích cực đến doanh nghiệp

Theo TS. Tô Hoài Nam, tinh gọn bộ máy Bộ Công Thương có tác động tích cực, trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tinh gọn bộ máy là bước đi cần thiết, quan trọng

Chia sẻ với Báo Công Thương về việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ Công Thương, TS. Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - cho biết, nếu xét trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi số, công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đây là một bước đi cần thiết, quan trọng.

Bởi, Bộ Công Thương có vai trò nòng cốt trong việc hoạch định chính sách và quản lý nhà nước đối với nhiều lĩnh vực trụ cột của nền kinh tế như sản xuất công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu, năng lượng…” - TS. Tô Hoài Nam nhấn mạnh.

Trụ sở Bộ Công Thương. Ảnh minh họa

Về lý thuyết, Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, khi bộ máy tinh gọn hơn, ít đầu mối hơn, sẽ giảm bớt tình trạng phân tán, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các đơn vị trực thuộc.

Ngoài ra, TS. Tô Hoài Nam nhận định, việc thiết kế cấu trúc bộ máy theo mô hình này giúp Bộ Công Thương tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực trọng điểm như phát triển công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu, năng lượng..., sẽ nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Hơn nữa, việc giảm bớt đầu mối đồng nghĩa với việc giảm chi phí hành chính, tối ưu hóa nguồn nhân lực, qua đó, cải thiện và nâng cao hiệu suất làm việc.

Nhấn mạnh thêm về việc để mô hình bộ máy mới hiệu quả, đảm bảo hoạt động không bị gián đoạn sau khi sắp xếp, tinh gọn, TS. Tô Hoài Nam nêu quan điểm, việc Bộ Công Thương điều chỉnh cơ cấu nhân sự và thích ứng với mô hình mới hết sức quan trọng. “Do với mô hình mới, mỗi đơn vị phải đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ hơn, đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn cao, linh hoạt và sáng tạo”- TS. Tô Hoài Nam chỉ rõ.

Ngoài ra, để phát huy hơn nữa sự phối hợp giữa các đơn vị trong Bộ, cần có một cơ chế, quy định phân quyền hợp lý; cũng như tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng chính phủ điện tử, chuyển đổi số, xây dựng hệ thống dữ liệu tập trung để cải thiện chất lượng điều hành. Điều này sẽ giảm tải cho bộ máy, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân.

TS. Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Kỳ vọng môi trường kinh doanh thông thoáng hơn

Nhấn mạnh về bộ máy mới của Bộ Công Thương, TS. Tô Hoài Nam cho rằng, việc tinh gọn bộ máy không chỉ giúp Bộ Công Thương hoạt động hiệu quả hơn mà còn tác động tích cực trực tiếp đến doanh nghiệp khi các thủ tục hành chính tiếp tục cắt giảm, công tác hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận chính sách tiếp tục được đẩy mạnh.

Vì vậy, TS. Tô Hoài Nam chia sẻ, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa kỳ vọng, trong thời gian tới, môi trường kinh doanh sẽ tiếp tục thông thoáng hơn nữa thông qua việc cải cách bộ máy cũng như thúc đẩy giảm thiểu thủ tục hành chính từ Bộ Công Thương.

"Doanh nghiệp kỳ vọng cắt giảm tối đa các điều kiện kinh doanh không cần thiết trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Vì nếu, các quy định đưa ra quá nhiều yêu cầu quản lý thì doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, sẽ gặp khó khăn trong việc tuân thủ”- ông Nam nói.

Ngoài ra, TS. Tô Hoài Nam cho hay, doanh nghiệp mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ tích cực từ Bộ Công Thương trong việc tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Tổ chức nhiều hơn các hoạt động cung cấp thông tin, đào tạo và hướng dẫn doanh nghiệp xuất khẩu, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Xây dựng các chương trình kết nối doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI nhằm thúc đẩy chuỗi cung ứng nội địa; cũng như thúc đẩy phát triển hệ sinh thái thương mại điện tử.

Đồng thời, điều mà cộng đồng doanh nghiệp rất mong đợi, theo TS. Tô Hoài Nam đó là Bộ Công Thương tiếp tục thiết kế và tổ chức các hoạt động bảo vệ doanh nghiệp trong nước thông qua việc kiểm soát thị trường chặt chẽ, giảm thiểu, ngăn chặn tối đa hàng nhập khẩu kém chất lượng nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp nội địa phát triển bền vững. Cũng như đảm bảo nguồn cung năng lượng ổn định, phát triển năng lượng tái tạo để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất ổn định.

Theo Nghị định số 40/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương, Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại.

Bộ Công Thương có 22 đơn vị, gồm 19 đơn vị giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước: Vụ Kế hoạch, Tài chính và Quản lý doanh nghiệp; Vụ Phát triển thị trường nước ngoài; Vụ Chính sách thương mại đa biên; Vụ Dầu khí và Than; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Pháp chế; Thanh tra bộ; Văn phòng bộ; Ủy ban Cạnh tranh quốc gia; Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước; Cục Điện lực; Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và Khuyến công; Cục Công nghiệp; Cục Phòng vệ thương mại; Cục Xúc tiến thương mại; Cục Xuất nhập khẩu; Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp; Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số; Cục Hóa chất.

3 đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công Thương gồm: Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương; Báo Công Thương; Tạp chí Công Thương.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Tinh gọn bộ máy

Tin cùng chuyên mục

Tin Công Thương 12/5: Hàng Việt bứt tốc nhờ làn sóng mở chuỗi bán lẻ hiện đại

Bộ Công Thương tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện năm 2025

Đề xuất kiểm soát khí thải phương tiện lưu hành: Người dân kỳ vọng gì?

Cần đột phá thể chế để phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68: Mở không gian mới cho doanh nghiệp tư nhân

Thúc đẩy hợp tác năng lượng Việt Nam - Azerbaijan

Biến quỹ đất Vành đai 4 thành động lực phát triển mới

Vấn nạn 'chặt chém' làm xấu xí bức tranh du lịch

Tổng Giám đốc ACB: Nghị quyết 68 chạm đúng 'điểm nghẽn' của doanh nghiệp

Tin Công Thương 9/5: Phê duyệt khung giá nhập khẩu điện

Thanh niên Công Thương với sứ mệnh xung kích trong kỷ nguyên số

'Hậu trường' xây dựng Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân

Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Chủ quán Lòng Chát trả giá cho thói 'bon mồm' trên mạng xã hội

Người tiêu dùng nói gì về 'lòng xe điếu'

Nghị quyết 68: Những điểm mới đột phá để kinh tế tư nhân vươn mình

Ngành hóa chất: Hướng tới vai trò ngành công nghiệp nền tảng

Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai

Tin Công Thương 8/5: Chuẩn hóa chất lượng để giữ đà tăng trưởng xuất khẩu rau quả

Sắp diễn ra tọa đàm 'Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai'