Tiêu thụ nông sản - bài học từ kết nối tiêu thụ vải thiều

Vấn đề tháo gỡ khó khăn cho tiêu thụ nông sản, trong đó có vải thiều là câu chuyện liên tục, thường xuyên được Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành quan tâm. Vì thế, việc tiêu thụ nông sản hàng hóa từng bước được thực hiện với những giải pháp hữu hiệu hơn. Ví như câu chuyện kết nối tiêu thụ vải thiều, mọi năm chúng ta vẫn làm, nhưng năm nay làm hiệu quả hơn do có cách làm khác tốt hơn.
Đẩy mạnh tiêu thụ quả vải tại thị trường trong nước

Đẩy mạnh tiêu thụ quả vải tại thị trường trong nước

CôngThương - Định hướng rõ thị trường và giải pháp mới hữu hiệu

Trao đổi vấn đề này với phóng viên Chuyên đề DTTS&MN Báo Công Thương, Vụ trưởng Vụ Thị trường Trong nước - Bộ Công Thương - ông Võ Văn Quyền cho hay: Câu chuyện lo  đầu ra quả vải là một hoạt động tiếp theo từ tổ chức thị trường, hỗ trợ tiêu thụ nông sản. Nhưng năm nay làm tốt hơn, đây là kết quả từ hoạt động liên kết giữa Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) trong việc thúc đẩy sản xuất và hỗ trợ tiêu thụ nông sản.

Việc tiêu thụ quả vải năm nay được đặt trong một tình huống mới bên cạnh các giải pháp chung. Ví như, Bộ Công Thương đã triển khai thực hiện hàng loạt giải pháp xúc tiến thương mại, đa dạng hóa tìm kiếm thị trường. Bộ NN&PTNT chăm lo quy hoạch, tìm các cây giống, con giống tốt, hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất sạch an toàn. Các hoạt động này trước đây vẫn làm, nhưng năm nay làm trong tổng thể, Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT cùng với các địa phương phối hợp chặt chẽ từ sản xuất, đến tiêu thụ và những giải pháp hỗ trợ kèm theo.

 Theo ông Quyền, vải thiều có đặc điểm sản lượng lớn, thu hoạch trong thời gian ngắn, tập trung ở một vài địa phương, đặc biệt là Bắc Giang. Việc tiêu thụ quả vải không chỉ đơn thuần là tiêu thụ một mặt hàng nông sản, mà nó tác động rất lớn đến kinh tế - xã hội của một tỉnh nghèo, tác động rất nhiều đến an sinh xã hội, thu nhập của người dân. Trong tình hình bối cảnh quả vải trước đây phụ thuộc tiêu thụ quá lớn vào một thị trường, bây giờ đa dạng hóa thị trường xuất khẩu ngay thì chưa được nhiều. Cho nên, việc đẩy mạnh tiêu thụ quả vải tại thị trường trong nước đã được thực hiện với những giải pháp đồng bộ.

Mọi năm trước, đến mùa tiêu thụ vải thiều, Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT cũng vẫn phối hợp mời các nhà tiêu thụ vào cuộc giống như tiêu thụ gà đồi Yên Thế. Nhưng năm nay, trong bối cảnh mới, Bộ Công Thương cùng với TP. Hồ Chí Minh khi tổ chức kết nối vùng đã xác định hướng mạnh vào thị trường phía Nam, trong đó hướng cả vào hệ thống siêu thị hiện đại có mặt ở khắp các vùng miền và đặc biệt là tập trung mạnh vào các chợ đầu mối. Trong đó lấy thị trường trọng điểm là TP. Hồ Chí Minhvà các chợ đầu mối như: Bình Điền, Hóc Môn, Thủ Đức… làm điểm nhấn, kết hợp với hệ thống các chợ Đông - Tây Nam Bộ đưa quả vải đến người dân khu vực này. 

Kết nối chợ truyền thống các miền - mô hình lâu dài

Trên cơ sở định hướng ấy, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT phối hợp với TP.   Hồ Chí Minh và các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương tổ chức hội nghị kết nối cung cầu đẩy mạnh tiêu thụ quả vải tại khu vực Đông - Tây Nam Bộ trước thời điểm bước vào vụ thu hoạch rộ. Đồng thời, cũng nhờ thông điệp tác động tích cực về mặt trận tuyên truyền và doanh nghiệp tích cực vào cuộc. Kết quả chuyển biến rõ rệt, quả vải trước đây thay vì chủ yếu tiêu thụ ở phía Bắc và lan tỏa vào phía Nam một cách tự phát, năm nay chuyển mình, sản lượng vải “chảy” vào 3 chợ đầu mối TP. Hồ Chí Minh tăng gấp đôi và thị trường Nam Bộ tăng gấp rưỡi so với năm 2013.

Như vậy vẫn thị trường trong nước, nhưng năm nay thị trường được cơ cấu lại và được mở rộng hơn, thông qua công tác tuyên truyền, công tác kết nối và định hướng, quả vải ở thị trường miền Nam đã có bứt phá về tăng thị phần. Cách làm này cũng đã tạo ra hiệu ứng người Việt dùng trái cây Việt Nam được tác động rất nhiều.

Từ thành công của công tác kết nối tiêu thụ nông sản năm trước, cũng như kết nối mở rộng thị trường Nam Bộ cho vụ vải thiều vừa qua, tới đây trong Đề án đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”,  Bộ Công Thương sơ kết lại hiệu quả, cách làm, để nhân rộng và gắn với đề án phát triển thị trường trong nước, gắn với Cuộc vận động, sẽ lựa chọn các mặt hàng nông sản lớn, có nhiều tác động đến đời sống, an sinh xã hội của người dân, để tổ chức các chương trình kết nối cung cầu, “kéo” các nhà sản xuất, nhà chế biến và nhà phân phối cùng vào cuộc.

Cụ thể, Bộ Công Thương đang chắp nối để trong tháng 10 tới sẽ tổ chức chương trình kết nối cung cầu các chợ đầu mối Hà Nội với các chợ đầu mối TP. Hồ Chí Minh, để các sản phẩm đặc sản trái cây của Nam Bộ qua các chợ đầu mối này chảy về phía Bắc. Đồng thời, các sản vật hoa quả của phía Bắc cũng thông qua chợ đầu mối TP. Hồ Chí Minh chảy vào phía Nam. Mô hình này không phải là giải pháp tình thế “chữa cháy” chỉ làm 1 năm, mà là kênh tiêu thụ bền vững lâu dài năm nào cũng làm như thế” - Vụ trưởng Võ Văn Quyền cho biết.

P.V

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Xem thêm