Thứ sáu 22/11/2024 21:59

Tiết kiệm năng lượng: Điểm sáng từ Than Cao Sơn

Là doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh, thời gian qua Công ty Cổ phần Than Cao Sơn đã triển khai nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng

Nâng cao công tác quản trị

Nhằm nâng cao năng suất lao động, sản lượng, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh doanh, những năm qua để công tác tiết kiệm năng lượng đi vào thực chất, mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp, Than Cao Sơn đã áp dụng hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001:2011và ban hành các chính sách năng lượng và mục tiêu tiết kiệm năng lượng cho một số khâu phục vụ, phụ trợ.

Hệ thống băng tải có hiệu suất sử dụng năng lượng cao đã giúp tiết kiệm năng lượng trong sản xuất kinh doanh của Công ty

Cụ thể, công ty đã xây dựng định mức tiêu thụ năng lượng, hao phí vật tư, vật liệu, đưa vào quy chế khoán đến từng chủng loại thiết bị cho các công trường, phân xưởng, tổ máy, đồng thời có quy chế khuyến khích đến người lao động. Công ty đã thành lập hội đồng nghiệm thu để hàng tháng thực hiện nghiệm thu sản phẩm và tiêu hao năng lượng, vật tư, vật liệu đến từng đơn vị, tổ máy.

Bên cạnh đó, công ty đã xây dựng và thực hiện kế hoạch hằng năm và 5 năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Trên cơ sở đánh giá kết quả của năm trước để đề ra phương hướng, nhiệm vụ của năm tiếp theo; báo cáo sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hàng năm được báo cáo về Sở Công Thương Quảng Ninh theo đúng qui định.

Thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả quy định đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, định kỳ 3 năm một lần, công ty thuê đơn vị có đủ tư cách pháp nhân thực hiện việc kiểm toán năng lượng.

Ông Nguyễn Văn Sinh - Phó Giám đốc Công ty CP Than Cao Sơn - cho biết: “Công tác kiểm toán năng lượng được công ty thực hiện từ năm 2014, lần gần đây nhất năm 2020 công ty phối hợp cùng Viện Cơ khí năng lượng và Mỏ - Vinacomin thực hiện kiểm toán năng lượng lần 3. Đồng thời, công ty cũng đã bổ nhiệm cán bộ quản lý năng lượng có bằng cấp chuyên ngành, được đào tạo và được Bộ Công Thương cấp chứng chỉ”.

Đầu tư lớn về tài chính

Cũng theo ông Nguyễn Văn Sinh, bên cạnh công tác quản lý nội vi, Than Cao Sơn đã triển khai các giải pháp có đầu tư lớn về tài chính, cụ thể đối với hệ thống điện năm 2014, công ty đã đầu tư thay thế 2 máy biến áp 35/6,3 kV do Liên Xô (cũ) sản xuất từ năm 1976 bằng 2 máy biến áp 35/6,3 kV mới có chất lượng tốt để giảm tổn thất điện năng trong vận hành. Đồng thời, tính toán lại các khu vực sản xuất để lắp đặt các máy biến áp 6/0,4 kV cho phù hợp với công suất sử dụng nâng cao hiệu suất sử dụng mạng, giảm số lượng thiết bị đấu nối trên các đường dây nâng cao độ ổn định cung cấp điện.

Công ty đã chủ động cải tạo hệ thống thiết bị điện phục vụ cho sản xuất

Song song với đó, công ty cũng đã cải tạo và thay tiết diện dây dẫn phù hợp cho 4 đường dây cung cấp điện phù hợp với phụ tải (có tính đến khả năng tăng công suất), từ đó giảm thất thoát điện năng. Các thiết bị chiếu sáng được lựa chọn chủng loại có hiệu suất cao như dùng các bóng đèn Compac, đèn LED; các nhà xưởng dùng xen kẽ tấm nhựa thông minh để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên và thông gió…

Ngoài ra, công ty đã đầu tư nhiều thiết bị vận tải, máy móc phục vụ sản xuất đều là những thiết bị có công nghệ tiên tiến của các nhà sản xuất tiên tiến của Nhật, Mỹ, Thụy điển... công ty đã áp dụng mô hình vận chuyển đất đá hỗn hợp bằng ô tô kết hợp với băng tải để giảm sử dụng dầu DO, tăng sử dụng năng lượng điện, từ đó giảm bớt cung độ vận chuyển bằng ô tô dẫn đến giảm được lượng phát thải khí CO2 và bụi. Năm 2021, công ty đã đầu tư thêm hệ thống băng tải vận chuyển than từ kho chứa lên máng ga thay bằng phương pháp cũ dùng ô tô để vận chuyển.

“Năm 2022, công ty dự kiến tiết kiệm 1,3% tổng tiêu thụ dầu diezen, điện tiêu thụ 8%, từ 1,7 triệu – 2 triệu kWh” - ông Sinh cho biết.

Thu Hường- Tiến Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Tiết kiệm năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế