Chuyển dịch năng lượng xanh là một trong những giải pháp trọng tâm của tăng trưởng xanh chuyển đổi xanh, giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam từ nay đến năm 2050 nhằm nỗ lực đạt phát thải ròng bằng không theo cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP 26.
Theo đó một trong những giải pháp được Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 (VNEEP 3) đưa ra đó là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, thiết bị thông minh, tích hợp trong quản lý, vận hành hệ thống sử dụng năng lượng và quản lý.
![]() |
Hệ thống năng lượng mặt trời với hệ thống pin lưu trữ (BESS) sẽ giúp các chủ đầu tư đạt hiệu quả tối ưu trong sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Ảnh minh họa |
Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, ông Bùi Quốc Hùng – Phó Cục trưởng Cục Điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, hiện lĩnh vực năng lượng tái tạo ngày càng nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong khu vực sản xuất công nghiệp, đối với đầu tư hệ thống điện mặt trời áp mái tại nhà xưởng.
“Đây là mô hình vừa giúp tiết kiệm chi phí điện năng, vừa góp phần giảm áp lực lên hệ thống điện quốc gia, và đặc biệt phù hợp với định hướng phát triển bền vững của Việt Nam”- ông Hùng nhấn mạnh và khẳng định để thị trường điện mặt trời tại Việt Nam tiếp tục phát triển ổn định, minh bạch và hiệu quả thì sự hợp tác giữa Nhà nước và doanh nghiệp đóng vai trò then chốt trong hành trình chuyển dịch xanh.
Theo ông Hùng, triển vọng phát triển điện mặt trời tại Việt Nam hiện nay là rất lớn đặc biệt trong bối cảnh các nghị định và quy định mới về cơ chế phát triển năng lượng tái tạo, bao gồm điện mặt trời áp mái, điện mặt trời mặt đất và điện mặt trời nổi (trên mặt nước) vừa được ban hành – đây là tín hiệu hết sức tích cực cho thị trường.
Theo dự thảo Quy hoạch điện VIII điều chỉnh đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong đó nguồn lưu trữ năng lượng trong tổng công suất nguồn điện phục vụ nhu cầu trong nước đến năm 2030 đạt từ 10.000 -16.300MW, chiếm tỷ lệ 5,5-6,9%.
Là một trong các doanh nghiệp cung cấp giải pháp hệ thống lưu trữ năng lượng phân tán, ông Tony Xu – Giám đốc điều hành của Sigenergy chia sẻ: Năm 2025 chúng tôi đã giới thiệu các giải pháp C&I mang tên SigenStack, cùng biến tần hybrid thế hệ thứ 2 tại thị trường Việt Nam. Đặc biệt sản phẩm có thể tích hợp với AI để giúp khách hàng quản lý năng lượng một cách hiệu quả cũng như khả năng cảnh báo các sự cố.
![]() |
Giải pháp pin lưu trữ (BESS) được Sigenergy giới thiệu tại Hà Nội vào chiều ngày 15/4/2025 |
SigenStack được thiết kế cho các dự án C&I và phù hợp quy mô lớn, với thiết kế mô-đun hóa giúp triển khai linh hoạt. Biến tần hybrid tích hợp có công suất từ 50 kW đến 125 kW, cùng với hệ thống pin lưu trữ có thể mở rộng theo nhu cầu thực tế, phù hợp với nhiều kịch bản ứng dụng khác nhau như hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh..
Theo ông Nguyễn Xuân Quy – Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam, các giải pháp C&I mang tên SigenStack, cùng biến tần hybrid thế hệ thứ 2 của Sigenergy đưa ra có hiệu suất chuyển đổi cao đạt trên 98%, thiết bị hoạt động ổn định, an toàn cao và có khả năng tích hợp các thiết bị thông minh là lựa chọn tối ưu cho các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm phát thải khí nhà kính, đảm bảo an toàn hệ thống điện quốc gia và của doanh nghiệp.
“Với hiệu suất lên đến hơn 98% giải pháp C&I sẽ giúp giảm tối đa hao hụt điện năng, tối ưu hóa nguồn cung và sử dụng điện giúp các nhà đầu tư giảm tối đa chi phí tiền điện đặc biệt là trong mùa nắng nóng”- ông Quỳnh chia sẻ. |