Chủ nhật 22/12/2024 18:08

Tiền Giang: Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ấn tượng trong 9 tháng

Tháng 9/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh Tiền Giang tăng hơn 17%; tính trong 9 tháng đầu năm tăng gần 12% so với cùng kỳ.

Ngày 6/10, Cục Thống kê tỉnh Tiền Giangcho biết, đơn vị đã có báo cáo về tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2024. Theo đánh giá, tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang 9 tháng đầu năm 2024 có nhiều chuyển biến tích cực, hầu hết các ngành, lĩnh vực tăng so cùng kỳ.

Về thu ngân sách nhà nước, trong 9 tháng đầu năm 2024 tỉnh Tiền Giang ước thu được 20.060 tỷ đồng. Trong đó, thu ngân sách trên địa bàn thực hiện 9.003 tỷ đồng; thu nội địa 8.708 tỷ đồng. Các khoản thu chủ yếu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 2.198 tỷ đồng; thu từ hoạt động xổ số kiến thiết 1.524 tỷ đồng; thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh 1.550 tỷ đồng. Về hoạt động chi ngân sách nhà nước trong 9 tháng đầu năm là 12.448 tỷ đồng. Trong đó, chi đầu tư phát triển 5.232 tỷ đồng; chi hành chính sự nghiệp 5.683 tỷ đồng.

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ấn tượng

Cụ thể, theo đánh giá của Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang, tình hình sản xuất công nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2024 tuy một số ngành gặp khó khăn như: Sản xuất đồ uống, ngành dệt... do đơn hàng xuất khẩu giảm, nhưng các doanh nghiệp vẫn duy trì sản xuất đạt và vượt kế hoạch.

Một số ngành sản xuất chủ yếu của tỉnh như: Sản xuất chế biến thực phẩm; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; sản xuất kim loại là các ngành sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng chủ lực của tỉnh chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng cao so cùng kỳ, do đơn đặt hàng tăng. Ngoài ra một số ngành công nghiệp có tỷ trọng nhỏ như: Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; sản xuất thuốc hóa dược và dược liệu;... sản xuất ổn định và tăng cao góp phần vào tăng trưởng chung của toàn ngành.

Còn chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 9/2024 tăng 17,23% so cùng kỳ. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 19,87%; sản xuất thiết bị điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 1,1% và cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 13,9%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp quý III/2024 tăng 16,46% so cùng kỳ (quý III năm 2023 tăng 4,3%). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 18,05% (một số ngành chủ yếu sau: Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 56,19%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan 36,09%; sản xuất thiết bị điện tăng 44,22%;...); ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 3,8%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 2,6% so cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm 2024 tăng 11,79% so cùng kỳ (cùng kỳ năm 2023 tăng 2,9%). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,6% (tập trung ở một số ngành chủ yếu sau: Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 63,98%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 60,66%; sản xuất thiết bị điện tăng 38,66%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 23,05%...); ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 16,03%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,09%.

Trong những tháng đầu năm 2024, tỉnh tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp. Theo số liệu báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tổng số doanh nghiệp thành lập mới, từ đầu năm đến ngày 24/9/2024 là 678 doanh nghiệp, vốn đăng ký trên 4.121 tỷ đồng, bình quân vốn đăng ký 1 doanh nghiệp là trên 6 tỷ đồng/ doanh nghiệp. Có 596 đơn vị trực thuộc doanh nghiệp được thành lập mới; có 215 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh.

Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đạt hơn 66.000 tỷ đồng

Cũng theo Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang, thời gian qua, hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh diễn ra ổn định và có xu hướng tăng hơn so cùng kỳ, lượng hàng hóa dồi dào, các đơn vị kinh doanh chủ động dự trữ hàng hóa để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trong các dịp lễ, Tết. Giá cả hàng hóa ổn định đã đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng, sức mua tăng so với cùng kỳ.

Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng quý III/2024 thực hiện 22.386 tỷ đồng, tăng 8,2% so cùng kỳ. Hoạt động mua bán trên địa bàn tỉnh tiếp tục diễn ra ổn định trùng với các dịp Lễ Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh mùng 2/9, nắm bắt nhu cầu, sức mua của người tiêu dùng tăng mạnh vào các dịp lễ, nhiều hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại đã tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá lớn nhằm tăng doanh số bán hàng cũng như phục vụ người tiêu dùng trong đợt nghỉ dài ngày. Ngoài ra, từ 1/7/2024 mức lương cơ sở tăng mạnh (tăng 30%) tác động kích cầu tiêu dùng của người dân.

Tính 9 tháng đầu năm 2024, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 66.386 tỷ đồng. Phân theo ngành kinh tế: Thương nghiệp 51.015 tỷ đồng, tăng 7,7%; lưu trú, ăn uống 6.633 tỷ đồng, tăng 26,8%; du lịch lữ hành 169 tỷ đồng, tăng 28,2%; dịch vụ tiêu dùng khác 8.570 tỷ đồng, tăng 3,8% so cùng kỳ.

Ngoài ra, doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải quý III/2024 thực hiện 816 tỷ đồng. Vận chuyển hành khách quý III/2024 đạt 5.377 ngàn hành khách và luân chuyển 188.528 ngàn hành khách. Vận tải hàng hóa quý III/2024 đạt 5.294 ngàn tấn.

Về du lịch, trật tự tại các khu du lịch được đảm bảo, mua bán kinh doanh được sắp xếp ổn định tạo thuận lợi cho du khách đến vui chơi, giải trí. Doanh thu hoạt động lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành 2.273 tỷ đồng. Tính trong 9 tháng đầu năm 2024, lượng khách du lịch đến tỉnh 1.227 ngàn lượt. Trong đó, khách quốc tế 385.000 lượt. Doanh thu hoạt động lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành 6.802 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm 97,5%.

Theo Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2024 tăng 0,2% so tháng 8/2024 (khu vực thành thị tăng 0,26%, nông thôn tăng 0,19%); so cùng kỳ tăng 3,11%. So với tháng 8/2024, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 9 nhóm tăng, có 2 nhóm có chỉ số IIP giảm. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý III năm 2024 so cùng kỳ tăng 4,09%; một số nhóm hàng có chỉ số giá tăng nhiều trong quý. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng năm 2024 so cùng kỳ tăng 4,37%.

Xuất nhập khẩu có nhiều kết quả khả quan

Trong thời gian qua, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục biến động khó lường, nhất là diễn biến xung đột Nga - Ukraina; các thị trường xuất khẩu như Mỹ, EU đều giảm do nhu cầu tiêu dùng giảm. Tuy nhiên, nhờ các biện pháp tích cực và đồng bộ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hỗ trợ sản xuất, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu được triển khai mạnh mẽ. Kết quả xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh 9 tháng đầu năm 2024 đạt kết quả khả quan.

Cụ thể, đối với xuất khẩu, giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm 2024 ước 4.250 triệu USD, đạt 85% kế hoạch, tăng 6,8% so cùng kỳ; trong đó: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 88,6% tổng giá trị xuất khẩu và tăng 26,9% so với cùng kỳ.

Còn kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm 2024 thực hiện 2.200 triệu USD, đạt 88% kế hoạch, tăng 8,6% so cùng kỳ; trong đó: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 95,5%; doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước chiếm 4,5% trên tổng kim ngạch nhập khẩu. Nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng như: Kim loại thường khác (kể cả nguyên liệu đồng) chiếm 43,9%; sắt thép các loại chiếm 17,4%; nguyên phụ liệu dệt may, da giày, túi xách chiếm 9,2%, vải nguyên liệu chiếm 8,8%,… so với cùng kỳ.

Diệu Linh
Bài viết cùng chủ đề: sản xuất công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng