Thứ tư 18/12/2024 09:17

Tiền Giang: Nhiều giải pháp thúc đẩy, mở rộng thị trường xuất khẩu

Tiền Giang đã và đang tập trung triển khai các nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.

Xuất khẩu cán mốc gần 3 tỷ USD

Dù gặp nhiều khó khăn nhưng các ngành, lĩnh vực kinh tế của tỉnh Tiền Giang đang trên đà phục hồi, trong đó sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ đã có sự chuyển biến tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Lưu Văn Phi - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang, cho biết: Mặc dù hoạt động xuất khẩu đối mặt với các thách thức chung của các thị trường đối tác lớn, song nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ sản xuất trong nước và xuất khẩu, nên hoạt động xuất khẩu của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, trưởng cao so với cùng kỳ.

Đặc biệt, cùng với sự phục hồi của thị trường thế giới các đơn hàng xuất khẩu gia tăng nên hoạt động xuất khẩu hàng hoá của tỉnh đã có nhiều dấu hiệu tích cực. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng năm 2024, đạt 2,9 tỷ USD, tăng 8,41% so với cùng kỳ và đạt 58% so với kế hoạch năm 2024.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 6 tháng năm 2024 của tỉnh Tiền Giang đạt 2,9 tỷ USD, tăng 8,41% so với cùng kỳ

Đáng chú ý, trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Tiền Giang, nhóm hàng công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, hầu hết các mặt hàng trong nhóm này đều có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó xuất khẩu rau quả đạt 17.527 tấn, với kim ngạch đạt 35,80 triệu USD, tăng 85,26% về lượng và tăng 88% về trị giá. “Xuất khẩu hàng rau quả của tỉnh, đặc biệt là trái cây đã xuất đi các thị trường Mỹ, châu Âu (EU), Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc... đã tạo nên kết quả ấn tượng cho ngành hàng rau quả”, ông Lưu Văn Phi đánh giá.

Đáng chú ý, đơn hàng thủy sản cũng khôi phục lại rất tốt, kéo theo kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 69.183 tấn, tăng 5,12%; giá trị xuất đạt 164,59 triệu USD, tăng 7,9% so cùng kỳ.

Đặc biệt, nhóm hàng công nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong xuất khẩu hàng hóa của tỉnh, chiếm 80,3% tổng kim ngạch và tăng 32% so với cùng kỳ. Trong đó, kim loại thường khác và sản phẩm (kể cả đồng) đạt 733,18 triệu USD, tăng 27,7%; may mặc đạt 502,4 triệu USD, tăng 38,6%; giày dép các loại đạt 455,5 triệu USD, tăng 19,2%; sắt thép và sản phẩm từ sắt thép ước 246,5 triệu USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ…

Riêng kim ngạch xuất khẩu gạo trong 6 tháng đầu năm đạt 81.218 tấn, với trị giá đạt 52,19 triệu USD, giảm 24,15% về lượng và giảm 18,22% về trị giá so với cùng kỳ. Lý giải về nguyên nhân sản lượng xuất khẩu gạo trồi sụt, ông Lưu Văn Phi cho biết, do đầu năm 2024 chính phủ các nước xem xét nhập khẩu, điều chỉnh về thuế… thành ra xuất khẩu gạo của Tiền Giang bị tác động. Đến thời điểm hiện nay rất thuận lợi, đơn cử như Philippines, giảm thuế nhập khẩu chính vì thế xuất khẩu gạo của Tiền Giang vào thị trường này rất thuận lợi (tính cả nước Philippines chiếm trên 50% thị phần).

Theo ghi nhận, 6 tháng năm 2024 tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuận lợi hơn so với cùng kỳ, đơn hàng tăng do ngay từ đầu năm tỉnh Tiền Giang đẩy mạnh triển khai các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Đặc biệt, Sở Công Thương cùng các ngành trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do, nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp khai thác tốt lợi ích từ các Hiệp định thương mại tự do. Qua đó, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu.

Nhiều giải pháp thúc đẩy, mở rộng thị trường xuất khẩu

Mặc dù hoạt động xuất khẩu của Tiền Giang đã có nhiều chuyển biến tích cực, tăng trưởng cao so với cùng kỳ, song tình hình thế giới vẫn còn nhiều biến động nên hoạt động xuất nhập khẩu vẫn phải đối diện với nhiều rủi ro và các thị trường ngày càng chú trọng đến phát triển bền vững. Cùng với đó, xu hướng bảo hộ thương mại xuất hiện nhiều hơn.

Theo Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang, khó khăn lớn nhất hiện nay mà doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp phải là chi phí vận chuyển tăng cao, do xung đột tại Biển Đỏ, dải Gaza leo thang đã gia tăng rủi ro với an toàn hàng hải, chuỗi cung ứng hàng hóa. Từ đó đã làm ảnh hưởng đến kế hoạch xuất khẩu của doanh nghiệp do các hãng vận tải biển tăng giá cước vận tải để bù đắp chi phí gia tăng do chuyển hướng tàu khỏi Biển Đỏ.

Ngoài ra, các mặt hàng nông, thủy sản xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận những thị trường có yêu cầu cao về chất lượng và an toàn thực phẩm như thị trường Trung Quốc. Hiện thị trường này đang áp Lệnh 248 về “Quy định về đăng ký và quản lý doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài” và Lệnh 249 “Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu” đối với doanh nghiệp muốn xuất khẩu vào thị trường này.

Đặc biệt là hàng nông, thủy sản của tỉnh xuất sang thị trường Trung Quốc gặp nhiều khó khăn, do Tổng cục Hải quan Trung Quốc ban hành Lệnh 249 về “Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu” và Lệnh 248 “Quy định về đăng ký và quản lý doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài”.

Bên cạnh đó, một số ngành công nghiệp trong nhiều năm là động lực tăng trưởng xuất khẩu và sản xuất như sản phẩm ống đồng, ống thép không gỉ,… đang phải đối diện với khó khăn do nhiều nước chuyển sang áp dụng nhiều hình thức mới thay vì áp dụng các hàng rào kỹ thuật như áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại...

Để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang, cho biết: Trong thời gian tới, Sở tiếp tục tập trung đổi mới và tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại hướng đến các thị trường mới, thị trường còn tiềm năng và các thị trường ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát và tăng trưởng khả quan (ASEAN).

Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các cuộc kết nối song phương, các sự kiện xúc tiến thương mại do doanh nghiệp đề xuất và tổ chức; thông tin kịp thời thông tin đến các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh về các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước, các hoạt động xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế.

“Thời gian tới, Sở Công Thương sẽ tiếp tục chủ động phối hợp với Bộ Công Thương về xúc tiến, hỗ trợ giao thương giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nông sản, công nghiệp… nhằm góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, lợi thế thương mại cho một số sản phẩm hàng hóa có thế mạnh của Tiền Giang”, ông Lưu Văn Phi nhấn mạnh.

Cùng với đó, đẩy mạnh khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Tạo thuận lợi, tăng cường chuyển đổi số trong công tác cấp Giấy chứng nhận xuất xứ C/O ưu đãi, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do…

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá

Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Ngành công thương Hà Nội: hỗ trợ xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng trái cây an toàn

Hải Dương tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đón 'sóng' đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu

Quảng Ninh nỗ lực vượt khó, tạo đà bứt phá kinh tế

Hải Dương: Chuyển biến tích cực trong công tác chuyển đổi số, phát triển kinh tế số

Quảng Ninh tăng cường giao thương, kết nối với thị trường Trung Quốc

Bước chuyển mình mạnh mẽ của kinh tế biển Quảng Ninh

Có gì tại Hội chợ Thương mại và Du lịch miền Tây Thanh Hóa, năm 2024?