Thứ năm 03/04/2025 08:22

Thủy sản được gỡ vướng khâu kiểm dịch nhập khẩu

Sau 7 năm kiến nghị, vướng mắc về kiểm dịch nhập khẩu của thủy sản đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải quyết.

Ngày 28/7/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã ban hành Thông tư 06/2022/TT-BNNPTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản. Theo đó, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu để gia công xuất khẩu, sản xuất xuất khẩu được miễn kiểm dịch.

Thủy sản được gỡ vướng khâu kiểm dịch nhập khẩu

Thông tư 06/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản miễn kiểm dịch, cụ thể, danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản miễn kiểm dịch gồm: động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu thuộc diện ngoại giao; sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu để gia công xuất khẩu, sản xuất xuất khẩu; sản phẩm động vật thủy sản làm hàng mẫu thử nghiệm; sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để trưng bày hội chợ, triển lãm; sản phẩm động vật thủy sản làm thực phẩm xuất khẩu bị triệu hồi hoặc trả về.

Theo Thông tư mới, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch gồm: sản phẩm động vật thủy sản (bao gồm cả phôi, trứng, tinh dịch và ấu trùng của các loài thủy sản) ở dạng tươi sống, ướp lạnh, đông lạnh; các đối tượng sản phẩm động vật thủy sản khác thuộc diện phải kiểm dịch theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc theo quy định của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

Trước đó, ngày 29/4/2022, VASEP đã có công văn 24/CV-VASEP góp ý dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thuỷ sản.

Ngày 7/6/2022, Cục Thú y đã tổ chức cuộc họp lấy ý kiến thẩm định dự thảo Thông tư sửa đổi này. Ngay sau đó, ngày 9/6/2022, VASEP đã có Công văn đề nghị Cục Thú y bổ sung vào Dự thảo quy định kiểm dịch đối với hàng thủy sản chuyển mục đích sử dụng sang tiêu thụ nội địa có nguồn gốc nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu hoặc gia công xuất khẩu, vì đây là nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; đồng thời góp phần đáp ứng yêu cầu về kiểm soát và quản lý Nhà nước hiện hành trong công tác kiểm tra thủy sản có nguồn gốc nhập khẩu.

Việc chuyển sang loại hình nào, thì doanh nghiệp cần phải thực hiện đầy đủ quy trình khai báo, chịu kiểm tra theo quy định hiện hành của loại hình đó. Khi đó, Cơ quan Thú y có đủ công cụ kiểm soát để đảm bảo các lô hàng thủy sản được chuyển loại hình nhập khẩu không gây mất an toàn thực phẩm và không có bằng chứng nào khẳng định là “tạo ra sự cạnh tranh không công bằng” với các lô hàng nhập khẩu khác do đã được kiểm tra theo đúng quy định để xác nhận lô hàng đảm bảo về an toàn thực phẩm.

Như vậy sau 7 năm, VASEP và các doanh nghiệp thuỷ sản đã liên tục và không ngừng kiến nghị lên Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), qua nhiều cuộc họp và công văn kiến nghị, đề xuất bỏ quy định kiểm dịch đối với thuỷ sản nhập khẩu để gia công và sản xuất xuất khẩu, đến nay sự nỗ lực của VASEP và doanh nghiệp đã được Cục Thú y tiếp thu tích cực bằng Thông tư 06/2022/TT-BNNPTNT.

Thông tư 06/2022 của Bộ NN&PTNT thực sự tháo gỡ một gánh nặng về thủ tục cho doanh nghiệp thuỷ sản, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản nguyên liệu để gia công, sản xuất xuất khẩu của trong bối cảnh nguồn nguyên liệu trong nước không ổn định và thiếu hụt theo mùa vụ, trong khi nhu cầu nhập khẩu của thị trường thế giới gia tăng.

Tuy kiến nghị trên chưa được giải quyết nhưng những thay đổi đáng kể trong Thông tư 06/2022/TT-BNNPTNT là một tin vui đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản, giúp các doanh nghiệp phần nào giảm bớt gánh nặng trong bối cảnh nhiều khó khăn hiện tại.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 15,72 tỷ USD

Điểm tên các mặt hàng được giảm thuế nhập khẩu ưu đãi

Tiền Giang: Xuất khẩu gạo sang Philippines bùng nổ, tăng gần 100%

Thủy sản Việt chủ động thích ứng quy định asen tại EU

Philippines cần vắc xin dịch tả lợn, Việt Nam sẵn hàng xuất khẩu

Xuất khẩu nông sản khởi sắc: Đâu là ‘át chủ bài’ của Việt Nam?

Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil kỳ vọng gì từ chuyến thăm của Tổng thống?

Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo

Giá dừa tăng phi mã, xuất khẩu có chịu ảnh hưởng?

Định vị lại ngành hàng rau quả xuất khẩu

Nông sản Gia Lai làm gì để vào thị trường Nhật Bản?

Bộ Công Thương đề nghị loạt giải pháp với Long An để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương lấy ý kiến về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Chính sách lãi suất Trung Quốc tác động thế nào đến xuất khẩu Việt Nam?

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Tây Nam Bộ khai thác FTA

Xuất khẩu sầu riêng ‘bớt nóng’

Xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt hơn 6,57 tỷ SGD

Mật ong, thủy sản Việt Nam tuân thủ quy định kiểm soát dư lượng của EU

Giá gạo Nhật Bản tăng 'sốc', gạo Việt liệu có cơ hội?

Nhiều giải pháp xúc tiến xuất khẩu thuỷ sản sang Na Uy