Thứ hai 23/12/2024 13:00

Thủy điện Hòa Bình: Gánh trách nhiệm "điều tần, điều áp" cho hệ thống điện quốc gia

Trong khi các NMTĐ không thể vận hành, toàn bộ công tác “điều tần, điều áp” đảm bảo an toàn hệ thống điện quốc gia được đặt lên vai Nhà máy Thủy điện Hòa Bình.

Nhà máy thủy điện Hòa Bình đang phải vận hành linh hoạt để đảm bảo cùng lúc 2 nhiệm vụ, vừa đảm bảo huy động công suất các tổ máy, phát điện lên lưới và thực hiện chức năng điều tần, điều áp theo điều độ của Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) nhằm ổn định hệ thống điện quốc gia trong tình trạng khô hạn.

Hiện mực nước của hồ thủy điện Hòa Bình ở trên 102m thấp hơn mực nước dâng bình thường 15m

Có tổng công suất 1920MW, bao gồm 8 tổ máy (mỗi tổ máy công suất 240MW), trong điều kiện bình thường, phát đủ công suất, hàng năm, Thủy điện Hòa Bình cho sản lượng điện khoảng 9 tỷ 832 triệu kWh/năm. Tuy nhiên, từ đầu năm đến thời điểm này (qua gần nửa năm), tổng lượng điện phát lên lưới của nhà máy mới đạt khoảng 3,5 tỷ kWh, tương ứng đạt khoảng 37% kế hoạch năm 2023.

Nguyên nhân chính là do tình hình khô hạn, lượng nước về hồ gần như không có. Ngay cả những ngày gần đây ở nhiều tỉnh thành miền Bắc có mưa nhưng lưu lượng nước về hồ cũng rất thấp, chỉ đạt 200m3/s.

Hiện nay lượng nước về hồ chỉ khoảng 40m3/s, ông Phạm Văn Vương - Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình- đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy thuỷ điện Hòa Bình cho hay, lưu lượng nước như vậy là không đáng kể.

Có mặt tại Nhà máy thủy điện Hòa Bình vào sáng ngày 13/6, chúng tôi được ông Phạm Văn Vương chia sẻ, từ đầu năm 2023 đến nay tình hình thủy văn bất lợi, nên lưu lượng nước về hồ thủy điện Hòa Bình rất thấp. Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao, trong khi toàn bộ các nhà máy bậc thang trên của Sông Đà như: Thủy điện Lai Châu, Thủy điện Sơn La… đã về dưới mực nước chết, không thể phát điện. Ngay cả hồ thủy điện Tuyên Quang trên lưu vực sông Gâm được đánh giá là nước khá dồi dào, hàng năm sản lượng điện luôn về đích sớm tuy nhiên năm nay cũng bị ảnh hưởng và khô hạn. Trong điều kiện các nhà máy thủy điện không thể vận hành, các nhà máy nhiệt điện nhiều tổ máy bị sự cố thì “gánh nặng điều tần và điều áp” nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống điện quốc gia được đặt lên vai của Nhà máy thủy điện Hòa Bình.

Gánh nặng điều tần, điều áp hiện đang dồn lên "vai" của thủy điện Hòa Bình

Ông Trần Văn Hòa – Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật Công ty Thủy điện Hòa Bình cho biết, từ giữa tháng 5 đến nay lưu lượng nước về sông Đà rất thấp và hồ Thủy điện Hòa Bình cũng không nằm ngoài tình trạng đó. Thông thường, hàng năm vào thời điểm này Thủy điện Hòa Bình cung cấp sản lượng điện rất lớn cho hệ thống điện quốc gia. Nhưng năm nay, Thủy điện Hòa Bình có kế hoạch sửa chữa thay Bánh xe công tác tổ máy H, dự kiến đến 30/5 hoàn thành. Tuy nhiên trước khó khăn về nguồn cung điện, Công ty Thủy điện Hòa Bình đã phải cố gắng hết sức để hoàn thành và về đích sớm 8 ngày so với kế hoạch.

Hiện mực nước tại hồ thủy điện Hòa Bình sáng nay (13/6) ở mức trên 102m, cao hơn mực nước chết 22m và thấp hơn mực nước dâng bình thường 15m. Do từ cuối tháng 5 đến nay công tác khai thác luôn ở mức cao, gần như hết công suất, do vậy nước hồ xuống nhanh.

Để đảm bảo công suất phát đảm bảo ổn định chất lượng điện năng của hệ thống, dự báo nước về trong thời gian tới vẫn còn nhiều khó khăn, hiện Nhà máy thủy điện Hòa Bình đang khai thác ở chế độ linh hoạt trên hệ thống để đưa ra chế độ vận hành phù hợp nhất.

Ông Phạm Văn Vương chia sẻ với nhà báo thông tin liên quan đến tình hình lưu lượng nước về hồ trong thời gian qua và công tác điều tần, điều áp của nhà máy theo lệnh của A0

Đây là tình trạng chưa bao giờ xảy ra khi mà ở các bậc thang trên, các hồ thủy điện không còn nước để phát điện”- ông Phạm Văn Vương chia sẻ.

Có mặt tại Phòng điều khiển trung tâm của nhà máy, tại thời điểm chúng tôi có mặt (9h40 phút ngày 13/6) Nhà máy đang vận hành 3 tổ máy phát điện, nhưng chỉ sau chưa đầy 30 phút, có lệnh từ Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, nhà máy đã lập tức khởi động thêm 2 tổ máy để kịp cung cấp điện cho cầu điện của nền kinh tế.

Ông Đỗ Quang Bính – Trưởng ca vận hành Nhà máy Thủy điện Hòa Bình chia sẻ, công tác vận hành thay đổi liên tục, thời điểm nhu cầu cao chúng tôi phải vận hành hết công suất, tuy nhiên lại có thời điểm gần như về không. Những thời điểm nhu vậy chỉ có thủy điện mới có khả năng điều chỉnh nhanh, linh hoạt.

Ngay sau khi nhận được lệnh điều độ của A0, kíp trực vận hành đã khởi động thêm 2 tổ máy vào lúc 10h10 phút sáng 13/6

Giai đoạn hiện nay thực sự khó khăn cho cả hệ thống và tổ máy, vì hiện nay mức nước và nhu cầu điện của toàn dân đang cao, Nếu bình thường như trước kia A0 chỉ gọi trung bình 10 lần ngày, nhưng thời điểm gần đây có ngày trên 30 cuộc gọi để yêu cầu phát tối đa hoặc phát tối thiểu để đảm bảm an toàn hệ thống và thực hiện tích trữ nước.

Là Nhà máy đóng vai trò quan trọng trong công tác điều tần, điều áp, trách nhiệm này càng nặng nề hơn với Nhà máy Thủy điện điện Hòa Bình khi Nhà máy Thủy điện Sơn La, Thủy điện Lai Châu đã dừng phát điện do không có nước. "Đặc biệt khi nhu cầu tăng cao, chỉ cần các nhà máy nhiệt điện có tổ máy nào sự cố, hoặc năng lượng tái tạo đang phát cao nhưng chỉ gặp cơn mưa, hoặc đám mây công suất sụt giảm đột ngột, lúc đó chúng tôi phải kịp thời tăng công suất để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện quốc gia"- ông Trần Văn Hòa chia sẻ.

Cũng theo ông Trần Văn Hòa, một ngày tổ máy có thể dừng lên xuống công suất rất nhiều lần để thực hiện công tác điều tần. Việc thay đổi công suất tăng, giảm, tổ máy lúc dừng, lúc khởi động nhiều lần trong thời gian ngắn sẽ phát sinh những nguy cơ sự cố, hư hỏng cũng như tuổi thọ của thiết bị. Chúng tôi phải túc trực, kiểm tra, giám sát thường xuyên để đảm bảo an toàn các tổ máy.

"Trong tình hình lưu lượng nước đang về hồ như hiện nay, nếu phát điện liên tục hết công suất, sau 13 ngày hồ thủy điện Hòa Bình sẽ về mực nước chết"- ông Phạm Văn Vương cho biết.

Thu Hường - Cấn Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Nhà máy Thủy điện Hòa Bình

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

Tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân đạt Giải thưởng hiệu quả năng lượng năm 2024

Bộ Công Thương xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí

Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện

Lào Cai: Điện lực Bắc Hà 'Thắp sáng làng quê', tri ân khách hàng

Đà Nẵng: Nâng cao năng lực thực hành sử dụng năng lượng bền vững

Nhiều dự án điện khí LNG có nguy cơ lỗi hẹn tiến độ

Vietsovpetro vượt đà suy giảm, hoàn thành chỉ tiêu sớm 20 ngày

Danh sách các tác phẩm đoạt giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Báo Công Thương đoạt giải B báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Longform | Tổng công ty Điện lực miền Bắc: Đảm bảo đủ điện cho nhu cầu sử dụng dịp cuối năm

EVNGENCO2 tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các dự án, nhà máy điện tại Lào

Tuyên Quang: Hoàn thành các công trình điện, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương

Năng lượng sinh khối - động lực xanh cho tương lai nông thôn Việt Nam

Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất