Đoàn Bộ Công Thương kiểm tra công tác vận hành xả lũ tại Hồ thủy điện Hòa Bình

Các hồ chứa thủy điện cần tập trung cao độ, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vận hành liên hồ, đơn hồ để đảm bảo vận hành an toàn trong thời điểm hoàn lưu bão.
18 h chiều 9/9, mở cửa xả đáy thứ 3 hồ thủy điện Tuyên Quang Công điện hỏa tốc: Thủy điện Tuyên Quang mở đồng loạt 8 cửa xả lũ Bộ trưởng Bộ Công Thương ký công điện khẩn về ứng phó mưa lũ và đảm bảo an toàn thuỷ điện

Thủy điện Hòa Bình đang tiến hành xả lũ để hạ mực nước hồ

Chiều ngày 9/9, Đoàn kiểm tra công tác vận hành xả lũ một số công trình thủy điện trong mùa mưa bão năm 2024 của Bộ Công Thương đã đến kiểm tra tại Hồ thủy điện Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) theo Quyết định số 2401/QĐ-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên.

Tham gia Đoàn công tác có: Lãnh đạo Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Trưởng đoàn); đại diện Văn phòng thường trực Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Công Thương; đại diện lãnh đạo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo; Cục Điều tiết điện lực; các phòng chức năng thuộc Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp; đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Sở Công Thương Hoà Bình.

Đoàn Bộ Công Thương kiểm tra công tác vận hành xả lũ tại Hồ thủy điện Hòa Bình
Ông Phạm Nguyên Hùng - Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp chia sẻ với phóng viên (Ảnh: Thanh Tuấn)

Chia sẻ với phóng viên về các biện pháp bảo vệ các hồ thủy điện tại thời điểm này, ông Phạm Nguyên Hùng – Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết: Việc bảo vệ an toàn đập, hồ chứa thủy điện được kết hợp nhiều công cụ, giải pháp, bao gồm: Công tác chỉ đạo điều hành; công tác tổ chức vận hành hồ chứa và công tác phối hợp các đơn vị, địa phương.

Trong đó, về công tác chỉ đạo, điều hành: Đối với hồ thủy điện Hòa Bình, trước mùa mưa lũ, Hội đồng đánh giá an toàn đập quốc gia (do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ làm Chủ tịch) đã tiến hành kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa để đảm bảo đủ điều kiện tích nước, vận hành theo quy trình vận hành liên hồ và quy trình vận hành đơn hồ.

Theo đó, tùy thuộc vào tình hình thủy văn, thời tiết khí hậu, các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn đập, hồ chứa nước sẽ có các chỉ đạo cụ thể trong quá trình vận hành. Tại thời điểm trước, trong và sau cơn bão số 3 vừa qua, Bộ Công Thương đã có 04 Công điện chỉ đạo các chủ đập công trình thủy điện, trong đó có thủy điện Hòa Bình thực hiện việc vận hành hồ chứa đảm bảo an toàn công trình và hạ du đập như: Công điện số 6638/CĐ-PCTT ngày 02/9/2024 về việc chủ động ứng phó bão gần biển Đông; Công điện số 6650/CĐ-PCTT ngày 04/9/2024 về việc khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3; Công điện số 6751/CĐ-PCTT ngày 06/9/2024 về việc ứng phó khẩn cấp với bão số 3; Công điện số 6814/CĐ-PCTT ngày 07/9/2024 về việc khắc phục hậu quả cơn bão.

Trong các công điện, Bộ Công Thương chỉ đạo các công trình thủy điện thuộc phạm vi quản lý theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão và hoàn lưu bão; chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật tư, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” để ứng phó với bão và hoàn lưu bão; nghiêm túc thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa, quy trình vận hành hồ chứa đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Đoàn Bộ Công Thương kiểm tra công tác vận hành xả lũ tại Hồ thủy điện Hòa Bình
Đoàn kiểm tra công tác vận hành xả lũ một số công trình thủy điện chiều ngày 9/9 (Ảnh: Thanh Tuấn)

“Đặc biệt, trước tình hình diễn biến phức tạp của hoàn lưu bão số 3, Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện số 6844/CĐ-BCT ngày 09/9/2024 đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Sở Công Thương các tỉnh chỉ đạo các công trình thủy điện tăng cường ứng phó với bão số 3 và đảm bảo an toàn vận hành công trình thủy điện” - ông Phạm Nguyên Hùng cho biết thêm.

Về công tác vận hành, theo Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp: Đơn vị quản lý vận hành công trình tuân thủ quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Quy trình vận hành đơn hồ do Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt. Trong đó, quy định rõ từng thời điểm, từng mùa và từng tình huống thì mực nước hồ đến đâu, ai có thẩm quyền điều hành và trình tự vận hành thế nào?.

Ông Phạm Nguyên Hùng cho rằng: Hồ thủy điện Hòa Bình có mực nước dâng bình thường 117.0 m, mực nước chết là 80.0 m, mực nước trước lũ là 111.0 m. Theo quy trình vận hành liên hồ chứa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 740/QĐ-TTg thì hồ Hòa Bình được tích dần lên mn 115.0 m từ ngày 22/8 trở đi. Tuy nhiên, khi thông báo có bão lũ từ Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia thì Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai sẽ quyết định việc hạ dần mực nước về mức 111.0 m. Hiện nay, mực nước hồ Hòa Bình đang ở mức 111.74 m và đang tiến hành xả lũ để hạ mực nước hồ.

“Các chủ đập phải thường xuyên theo dõi dự báo và diễn biến thời tiết; các thông số quan trắc của công trình” – lãnh đạo Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp khuyến cáo.

Đoàn Bộ Công Thương kiểm tra công tác vận hành xả lũ tại Hồ thủy điện Hòa Bình
Thủy điện Hòa Bình (Ảnh: Thanh Tuấn)

Giải pháp an toàn hồ đập thời điểm hoàn lưu bão

Liên quan đến công tác phối hợp với các đơn vị, địa phương, theo ông Phạm Nguyên Hùng: Các đơn vị vận hành đập, hồ chứa thủy điện và các cơ quan, đơn vị liên quan hằng năm đều thực hiện việc diễn tập các phương án bảo vệ đập, phương án phòng chống thiên tai và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp để khi có các tình huống xảy ra, việc phối hợp giữa các đơn vị, địa phương.

Ngoài ra, các đơn vị vận hành công trình thủy điện trên lưu vực sông có nhiều bậc thang cũng có quy chế để phối hợp, thông tin cho nhau để chủ động trong công tác vận hành một cách nhịp nhàng, tránh gây các biến động dòng chảy bất thường, những tình huống xấu để đảm bảo an toàn cho công trình và hạ du đập.

Các hồ chứa thủy điện khu vực chịu ảnh hưởng bão Yagi nói chung và hồ thủy điện Hòa Bình nói riêng, tại thời điểm sau bão này cần tập trung cao độ, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vận hành liên hồ, đơn hồ và đặc biệt là các chỉ đạo trực tiếp từ Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai và Bộ Công Thương, lệnh vận hành của các cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo vận hành an toàn trong thời điểm hoàn lưu bão, mưa lũ có thể quay trở lại.

Khi xảy ra các tình huống bất thường phải có biện pháp xử lý hoặc báo cáo ngay cấp có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn, xử lý, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình và hạ du đập.

Để đảm bảo an toàn hồ đập, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp khuyến cáo, các địa phương có hồ, đập thủy điện trong vùng ảnh hưởng bão và hoàn lưu bão cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan để thống nhất công tác chỉ đạo, điều hành các đơn vị quản lý, vận hành chấp hành các quy định về an toàn đập, hồ chứa thủy điện.

Cùng với đó, chỉ đạo các sở, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quản lý vận hành công trình để chủ động tham mưu cho Lãnh đạo tỉnh kịp thời có chỉ đạo, chỉ huy vận hành công trình theo thẩm quyền đã được quy định trong quy trình vận hành. Chỉ đạo các cơ quan thông tin, tuyên truyền địa phương đảm bảo thông tin thông suốt để công tác chỉ đạo điều hành.

Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với đơn vị quản lý vận hành tiếp nhận các thông tin xả lũ để kịp thời cung cấp đến người dân, tuyên truyền, vận động người dân hiểu và chấp hành nghiêm các quy định về an toàn hành lang thoát lũ công trình thủy điện. Thông báo đến người dân, hoa màu, lồng bè nuôi thủy sản… trên các sông trước thời điểm mưa bão và xả lũ để không ảnh hưởng dòng chảy dưới hạ du các công trình và thiệt hại kinh tế của người dân.

Đặc biệt, cần tuyên truyền người dân theo dõi các bản tin dự báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và của chính quyền địa phương. Không nghe, tuyên truyền các thông tin chưa được kiểm chứng… gây hoang mang dự luận. Sẵn sàng nhân lực, vật lực để khi có tình huống xảy ra, chỉ đạo các đơn vị triển khai ngay các biện pháp theo phương án đã được duyệt để đảm bảo an toàn cho công trình và hạ du đập. Thực hiện di dời người dân đến những nới trú tránh an toàn khi có yêu cầu của cơ quan cấp trên hoặc trong các tình huống xả lũ khẩn cấp, vỡ đập.

Thanh Tuấn - Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nhà máy Thủy điện Hòa Bình

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Từ việc người nước ngoài ở nhà xã hội tại Bắc Giang và câu chuyện quản lý loại hình nhà ở này

Từ việc người nước ngoài ở nhà xã hội tại Bắc Giang và câu chuyện quản lý loại hình nhà ở này

Theo quy định tại Luật Nhà ở năm 2023, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.
Ngành Công Thương khu vực phía Nam: Kỳ vọng tăng tốc phát triển trong giai đoạn mới

Ngành Công Thương khu vực phía Nam: Kỳ vọng tăng tốc phát triển trong giai đoạn mới

Là khu vực đầu tàu kinh tế của cả nước, ngành Công Thương phía Nam được kỳ vọng tăng tốc phát triển trong giai đoạn mới.
Khai mạc Hội nghị ngành Công Thương khu vực phía Nam lần thứ X năm 2024

Khai mạc Hội nghị ngành Công Thương khu vực phía Nam lần thứ X năm 2024

Sáng ngày 11/10, Bộ Công Thương phối hợp cùng UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị ngành Công Thương khu vực phía Nam lần thứ X năm 2024.
Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024

Tối ngày 10/10, Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024 đã được khai mạc tại thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Áp thuế đồng loạt cho người mua nhà thứ hai có tác động tiêu cực đến thị trường?

Áp thuế đồng loạt cho người mua nhà thứ hai có tác động tiêu cực đến thị trường?

Theo chuyên gia, việc đánh thuế bất động sản thứ 2 cần phù hợp với điều kiện của Việt Nam, ngăn chặn việc đầu cơ chứ không cản trở cơ hội mua nhà của người dân.

Tin cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Khắc Quyền: Bộ Công Thương cầu thị và trách nhiệm trong xây dựng chính sách kinh doanh xăng dầu

Ông Nguyễn Khắc Quyền: Bộ Công Thương cầu thị và trách nhiệm trong xây dựng chính sách kinh doanh xăng dầu

Ông Nguyễn Khắc Quyền, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương bày tỏ quan điểm về Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu.
Câu lạc bộ Dĩa cơm trên tường Thanh Hóa:

Câu lạc bộ Dĩa cơm trên tường Thanh Hóa: 'Mỗi dĩa cơm, cả tấm lòng'

Với thông điệp 'Mỗi dĩa cơm, cả tấm lòng', Câu lạc bộ Dĩa cơm trên tường là cầu nối để hỗ trợ hàng trăm nghìn suất cơm cho các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.
Bồi hồi trái tim cả nước hướng về Ngày Giải phóng Thủ đô

Bồi hồi trái tim cả nước hướng về Ngày Giải phóng Thủ đô

Những ngày tháng 10 mùa Thu, cả nước hướng về thủ đô Hà Nội với bao cảm xúc ngập tràn, quá khứ, lịch sử hào hùng lại hiện lên trong kiêu hùng mà bất diệt.
Nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung: Làm thiện nguyện là hạnh phúc và cơ duyên trong cuộc đời của tôi

Nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung: Làm thiện nguyện là hạnh phúc và cơ duyên trong cuộc đời của tôi

Nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung đã dành cả cuộc đời cho hoạt động thiện nguyện, mang lại niềm vui, sự sẻ chia cho những hoàn cảnh khó khăn khắp mọi miền Tổ quốc.
Thấy gì từ vụ Tiktoker Phan Thủy Tiên và hàng loạt người nổi tiếng nghi bán hàng nhái, hàng nhập lậu?

Thấy gì từ vụ Tiktoker Phan Thủy Tiên và hàng loạt người nổi tiếng nghi bán hàng nhái, hàng nhập lậu?

Từ vụ Tiktoker Phan Thuỷ Tiên, các chuyên gia cho rằng, khi hàng giả, hàng nhái có sự tiếp tay của những người nổi tiếng thì hệ lụy sẽ tăng lên gấp bội.
Rapper Bình Gold -tác giả bài "Bốc bát họ" tiếp tục có sản phẩm gây tranh cãi bởi nội dung phản cảm?

Rapper Bình Gold -tác giả bài "Bốc bát họ" tiếp tục có sản phẩm gây tranh cãi bởi nội dung phản cảm?

Rapper Bình Gold - tác giả bài hát "Bốc bát họ" vừa có thêm sản phẩm âm nhạc gây tranh cãi với ca từ dung tục, trái với thuần phong mỹ tục.
Tinh thần đoàn kết trong cơn bão Yagi khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư

Tinh thần đoàn kết trong cơn bão Yagi khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư

Hệ lụy cơn bão Yagi để lại vẫn chưa thể nguôi ngoai. Tuy nhiên, trong sự mất mát ấy, niềm hy vọng vẫn được thắp sáng nhờ tinh thần đoàn kết của người Việt Nam.
6 người đoạt giải đợt 1 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

6 người đoạt giải đợt 1 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Với 2.801 người tham dự Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương đợt 1 (tháng 9) Ban tổ chức đã tìm ra 6 người trúng giải.
Từ vụ án Trương Mỹ Lan: Ngẫm câu

Từ vụ án Trương Mỹ Lan: Ngẫm câu ''Tiền nhiều để làm gì?''

Trong phiên xét xử đại án Vạn Thịnh Phát (giai đoạn 2), bị cáo Trương Mỹ Lan bị đề nghị mức án chung thân, còn ở trong vụ án trước bị cáo bị tuyên án tử hình.
Việt Tân xuyên tạc trắng trợn về sự cố cầu Phong Châu: Bổn cũ soạn lại

Việt Tân xuyên tạc trắng trợn về sự cố cầu Phong Châu: Bổn cũ soạn lại

Lực lượng quân đội ta đã nỗ lực lớn lắp cầu phao thay thế cầu Phong Châu bị sập, thế nhưng tổ chức Việt Tân lại có những luận điệu xuyên tạc trắng trợn.
Luật sư Bùi Văn Thành: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, cần sự kiểm soát của nhà nước

Luật sư Bùi Văn Thành: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, cần sự kiểm soát của nhà nước

Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường nhưng đảm bảo có sự quản lý của nhà nước thay vì thả nổi hoàn toàn cho doanh nghiệp là một sự cân nhắc kỹ lưỡng.
Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu tiến dần hơn đến cơ chế thị trường

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu tiến dần hơn đến cơ chế thị trường

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, với việc để doanh nghiệp tự công bố giá, Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu đã tiến dần hơn đến cơ chế thị trường.
Chủ tịch Tập đoàn Viettel: Doanh nghiệp cần

Chủ tịch Tập đoàn Viettel: Doanh nghiệp cần 'điểm tựa' khi đầu tư ra nước ngoài

Chủ tịch Viettel nhấn mạnh, khi kinh doanh ra nước ngoài rất cần điểm tựa đó, nhất là tại những nước chúng ta không có sứ quán, bảo hộ đầu tư.
Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu

Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu 'Nghệ nhân nhân dân', 'Nghệ nhân ưu tú' lĩnh vực thủ công mỹ nghệ

Bộ Công Thương có công văn về đăng tải danh sách cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”, trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ.
Báo Công Thương luôn sâu sát, phản ánh đa chiều về

Báo Công Thương luôn sâu sát, phản ánh đa chiều về 'sức khoẻ' của doanh nghiệp

Là tờ một trong các tờ báo kinh tế hàng đầu, Báo Công Thương đặc biệt sâu sát, quan tâm, thông tin đa chiều phản ánh về “sức khoẻ” của cộng đồng doanh nghiệp.
Giữ lửa nghề từ chiến khu Việt Bắc

Giữ lửa nghề từ chiến khu Việt Bắc

Nhiệt huyết, bản lĩnh, dấn thân của lớp báo chí đầu tiên từ mái trường ở chiến khu Việt Bắc tiếp tục là ngọn lửa soi đường dẫn dắt những người làm báo...
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Báo Công Thương vượt qua khuôn khổ một tờ báo ngành

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Báo Công Thương vượt qua khuôn khổ một tờ báo ngành

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh đánh giá Báo Công Thương trở thành kênh thông tin chính sách về kinh tế, vượt qua khuôn khổ một tờ báo ngành, có sức lan tỏa cao.
Báo Công Thương cần đi sâu, phản ánh những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp

Báo Công Thương cần đi sâu, phản ánh những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp

Báo Công Thương tiếp tục có những bài viết đi sâu, đi sát hơn với cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam, hỗ trợ doanh nghiệp trong qúa trình hoạt động.
Báo Công Thương là tờ báo uy tín, tin cậy của cộng đồng doanh nghiệp

Báo Công Thương là tờ báo uy tín, tin cậy của cộng đồng doanh nghiệp

Báo Công Thương là kênh thông tin hữu ích cho cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước tham khảo.
Báo Công Thương: Tự hào lịch sử 79 năm và bước chuyển mình ngoạn mục

Báo Công Thương: Tự hào lịch sử 79 năm và bước chuyển mình ngoạn mục

Các thế hệ người làm báo Báo Công Thương đầy tự hào về truyền thống 79 năm với những bước phát triển vượt bậc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động