Thứ năm 10/04/2025 12:23

Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc chính thức vượt 110 tỷ USD

7 tháng đầu năm 2024, thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc đã đạt 112,9 tỷ USD. Trung Quốc hiện là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Trung Quốc hiện là thị trường đầu tiên có kim ngạch hai chiều với Việt Nam vượt con số 100 tỷ USD, tính từ đầu năm đến nay.

Theo Tổng cục Thống kê, 7 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc đạt 33,4 tỷ USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái; kim ngạch nhập khẩu đạt 79,2 tỷ USD, tăng 34,9% so với cùng kỳ năm trước.

Lợi thế cửa khẩu giúp gia tăng thương mại 2 chiều Việt Nam - Trung Quốc

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam từ nhiều năm qua. Kể từ năm 2018, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc luôn duy trì trên 100 tỷ USD. Năm 2023, trao đổi thương mại giữa hai nước đạt 171,85 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 61,21 tỷ USD, tăng 5,6% so với năm 2022.

Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khối ASEAN. Về mặt hàng, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc các mặt hàng như điện thoại di động, linh kiện, thiết bị điện tử, cao su, nông sản, thủy hải sản... và nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc sản phẩm như máy móc, thiết bị, nguyên liệu sản xuất trong ngành may mặc, giày da, sắt thép, vật tư xây dựng... cho đến các mặt hàng tiêu dùng, sinh hoạt hàng ngày.

Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước luôn duy trì đà phát triển mạnh mẽ. Trước những biến động và thách thức phức tạp của thế giới, việc duy trì được đà phát triển này là không hề đơn giản.

Hai bên cũng tích cực phối hợp từng bước tháo gỡ khó khăn trong hợp tác kinh tế, đầu tư và tạo điều kiện để đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu.

Thời gian qua, Việt Nam và Trung Quốc đã có nhiều thỏa thuận hợp tác song phương, cũng như các hiệp định đa phương như: Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); giai đoạn tới, Trung Quốc đang thúc đẩy việc tham gia vào Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)...

Cùng đó, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc không ngừng được mở rộng và Trung Quốc trở thành một trong những thị trường quan trọng nhất đối với nông, lâm, thủy sản Việt Nam. Đặc biệt, sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam từ hoa quả đến thực phẩm chế biến đang tạo ra chỗ đứng trên thị trường Trung Quốc.

Gần đây, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc, đặc biệt là rau quả chiếm tỷ trọng không lớn nhưng rất quan trọng trong thương mại song phương, và được các nhà lãnh đạo 2 nước đặc biệt coi trọng. Trung Quốc liên tục gia tăng nhập khẩu nông sản từ Việt Nam.

Hiện, Trung Quốc đang xem xét các thủ tục mở cửa thị trường cho nhiều loại nông thủy sản cho Việt Nam, trong đó có trái dừa tươi, rau quả đông lạnh, hoa quả có múi, bơ, na, roi… Các mặt hàng khác như dược liệu đông y có nguồn gốc thực vật, thịt bò, thịt heo, sản phẩm từ gia súc, gia cầm cũng được nước láng giềng tạo điều kiện nhập khẩu.

Lan Phương
Bài viết cùng chủ đề: Thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt 'bão' thuế quan: Bộ Công Thương luôn sát cánh

Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng

Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ bị áp thuế ra sao?

Argentina tuyên bố thoả thuận thuế 0%, Campuchia đề nghị 5% với Mỹ

Kiểm soát thương mại chiến lược: Đòn bẩy tái cân bằng xuất nhập khẩu

Bộ trưởng Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng mới

Xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm đạt 202,52 tỷ USD

Giảm thuế nhập khẩu với Hoa Kỳ: Mở cửa thị trường, giữ chắc nền móng

Đàm phán thuế quan Việt - Mỹ trên bàn cờ lớn: Một vài khuyến nghị

Hiệp hội Logistics Việt Nam thành lập tổ phản ứng nhanh tiếp nhận ý kiến doanh nghiệp

Bộ Công Thương sẽ xây dựng website riêng về xuất xứ hàng hóa

Chưa vội điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu: Bình tĩnh nhìn tổng thể

Hàng Việt xuất khẩu vào Bắc Âu trước thách thức có thêm cơ hội mới

Kiểm soát thương mại chiến lược: Không thể chậm trễ

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường nước ngoài: Sẽ tiếp tục trao đổi, đàm phán với Hoa Kỳ

Cơ hội vươn tầm quốc tế qua thương mại điện tử