Thứ sáu 16/05/2025 22:30

Thương mại điện tử sẽ tăng mạnh vào năm 2026

Dự đoán trên về tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử (TMĐT) được các chuyên gia đưa ra tại sự kiện Digital Growth Summit - DGS 2021 vừa qua. DGS 2021 quy tụ gần 2.000 quản lý cấp cao của các doanh nghiệp đa ngành nghề cùng hơn một triệu lượt tiếp cận online.
Ngành thương mại điện tử được dự đoán tăng mạnh vào năm 2026

Sự kiện trực tuyến DGS 2021 đã đem đến những thông tin giá trị về tình hình kinh tế Việt Nam 2021, những xu hướng sẽ lên ngôi trong thời kỳ bình thường mới, giải pháp cho bài toán tăng trưởng hiệu quả cho doanh nghiệptrong giai đoạn 2022 - 2026.

Xuyên suốt sự kiện DGS 2021 diễn ra vào ngày 5/11 vừa qua, 9 diễn giả là lãnh đạo tại các doanh nghiệp hàng đầu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đã cùng trình bày tại 3 phiên chính: Tổng quan, Xu hướng,và Giải pháp.

Ông Nguyễn Huy Hoàng - Giám đốc Phát triển đối tác kinh doanh của Lazada Việt Nam - cho biết: “TMĐT vẫn là xu thế và là nhu cầu tất yếu đối với thị trường bán lẻ Việt Nam, đặc biệt đẩy mạnh hơn nữa bởi làn sóng đại dịch”.

Ở một góc nhìn khác, đại dịch COVID-19 đã và đang đẩy nhanh tốc độ của nền kinh tế số khi quy mô TMĐT tiếp tục duy trì mức tăng trưởng 29% giai đoạn từ nay đến 2025. Doanh thu của TMĐT Việt Nam được dự đoán tăng gấp 4,5 lần vào năm 2026, cao nhất Đông Nam Á (theo báo cáo của Hiệp hội TMĐT Việt Nam-VECOM).

TMĐT góp phần tăng trải nghiệm và tối đa hoá lợi ích của khách hàng, tăng tốc giao nhận và tối ưu hoá chi phí vận hành, đồng thời giúp đón đầu nhu cầu trong các mùa mua sắm cao điểm. Ngoài ra, các sàn TMĐT với việc tập trung vào một lớp khách hàng mới với hai trụ cột là hệ thống logistic và công nghệ được đầu tư tối đa, đã giúp các doanh nghiệp, thương hiệu cũng như các nhà bán hàng có thể tăng trưởng bứt tốc.

Sàn TMĐT đã và đang trở thành trung tâm để thực hiện các hoạt động marketing. Nếu như trước đây doanh nghiệp ưu tiên bán hàng trên website, app thì ngày nay, TMĐT trở thành ưu tiên. Kể cả nhiều doanh nghiệp B2B cũng đã chuyển dịch lên TMĐT. “Đây là điều đáng mừng, bởi nó cho thấy các doanh nghiệp đã cởi mở hơn, quen thuộc hơn với việc bán hàng online.” - Ông Đỗ Hữu Hưng- CEO ACCESSTRADE - khẳng định.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng - Phó Chủ tịch Hiệp hội VECOM - cho biết thêm: “TMĐT trở thành cứu cánh của doanh nghiệp trong giai đoạn giãn cách xã hội. Hầu hết các sàn TMĐT đều công bố mức tăng trưởng từ 150% - 200%. Lượng người dùng mới sử dụng TMĐT trong tương lai sẽ trở thành người dùng tích cực, người quyết định và là khách hàng tiềm năng cho sự phát triển của TMĐT nói riêng, các doanh nghiệp tham gia TMĐT nói chung trong tương lai. Các dịp 11/11, 12/12, và Giáng Sinh sắp tới hứa hẹn sẽ có những dấu hiệu tăng trưởng tích cực từ thị trường.”

Mỹ Phụng

Tin cùng chuyên mục

Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Thêm cơ hội ‘thực chiến’ thương mại điện tử cho sinh viên

AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Thái Nguyên bứt phá trên hành trình số hóa thương mại điện tử

Vá 'lỗ hổng' thương mại điện tử để nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Quảng bá sản phẩm 'made in Vietnam' trên thương mại điện tử

Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Trách nhiệm đơn vị dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử

Quản lý chặt các chủ thể tham gia thương mại điện tử

Tận dụng ưu đãi thuế De minimis từ Mỹ tăng xuất khẩu

Cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử

Shopee - người bán: Cuộc đối thoại chính thức quanh phí PiShip