Thứ năm 19/12/2024 17:57
Ngành Lao động Thương binh xã hội Thái Nguyên

Thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.

Huy động tối đa nguồn lực vào công tác giảm nghèo

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, tỉnh Thái Nguyên đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc; đồng thời huy động tối đa các nguồn lực của Trung ương, địa phương, cộng đồng và người dân, nguồn xã hội hóa để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo.

Báo cáo của UBND tỉnh Thái Nguyên cho thấy, thời gian qua, đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong tỉnh được nâng cao, số hộ nghèo và cận nghèo giảm nhanh. Tỉnh Thái Nguyên dự ước đến cuối năm 2024, số hộ nghèo giảm còn 7.480 hộ, đạt tỷ lệ 2,22%, giảm 0,8% so với năm 2023; hộ cận nghèo giảm còn 8.740 hộ, đạt tỷ lệ 2,59% giảm 0,23% so với năm 2023.

Đạt được kết quả như trên, tỉnh Thái Nguyên đã đưa ra nhiều giải pháp để hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế, xóa nghèo đa chiều. Cụ thể, cùng với việc đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở tỉnh chú trọng tới việc hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thuật giúp người dân, đặc biệt là người nghèo nâng cao năng lực từ đó xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế giúp xóa đói giảm nghèo hiệu quả.

Bên cạnh đó, để tổ chức thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã tăng cường lồng ghép các hoạt động giữa các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm tăng nguồn lực cho công tác giảm nghèo; thường xuyên chỉ đạo thực hiện tốt công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm, làm cơ sở cho việc tiếp tục thực hiện chương trình giảm nghèo đến năm 2025; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc, xử lý các khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai chương trình tại các cấp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân toàn bộ kế hoạch vốn đã được giao trong năm 2023.

Đồng thời, Sở thường xuyên tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo tại các thôn, xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm nâng cao nhận thức và hỗ trợ hiệu quả cho người nghèo, đối tượng yếu thế tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Hỗ trợ sản xuất, vay vốn, dạy nghề, tạo việc làm cho hộ nghèo; thực hiện tốt chính sách trồng và bảo vệ rừng để tăng thu nhập; chuyển giao tiến bộ khoa học cho hộ nghèo; đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và dạy nghề để người nghèo có điều kiện chuyển đổi nghề, vươn lên thoát nghèo.

Sở cũng tiếp tục triển khai khai hiệu quả các chính sách, dự án hỗ trợ giảm nghèo, trong đó ưu tiên những hộ đăng ký thoát nghèo, những hộ có khả năng thoát nghèo theo 3 nhóm chính sách: Hỗ trợ phát triển sản xuất; nâng cao thu nhập cho hộ nghèo; hỗ trợ hiệu quả cho hộ nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin).

Để giảm nghèo bền vững, việc thay đổi nhận thức của người nghèo là hết sức quan trọng. Bởi vậy, một trong những giải pháp được ngành Lao động, Thương binh và Xã hội tập trung triển khai đó là đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo đa chiều bằng nhiều hình thức nhằm thay đổi nhận thức, khơi dậy ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo của người dân, từ đó tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo bền vững.

Ngoài ra, còn tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tại các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện cho người nghèo mở rộng sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống; thực hiện đồng bộ các mục tiêu, ưu tiên bố trí vốn từ ngân sách nhà nước, tăng cường huy động vốn từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác, chú trọng huy động sự đóng góp của doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Qua đó tăng cường nguồn lực cho chương trình giảm nghèo, tạo cơ hội cho người nghèo từng bước vươn lên trong cuộc sống, phát triển kinh tế và thoát nghèo bền vững.

Phấn đấu giảm 4.711 hộ nghèo, hộ cận nghèo

Trong giai đoạn 2026-2030, Thái Nguyên đặt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo, hỗ trợ người nghèo, người cận nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã, thôn đặc biệt khó khăn thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn, không để hộ nghèo, hộ cận nghèo bị bỏ lại phía sau…

Thái Nguyên triển khai nhiều mô hình kinh tế để giảm nghèo

Để đạt được mục tiêu này, Thái Nguyên tập trung huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc miền núi, tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, tiểu dự án, xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, giúp người dân thoát nghèo bền vững, huy động các nguồn lực cho công tác giảm nghèo…

Bà Ma Thị Quý (xóm Làng Giai, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) là một trong những hộ được nhận hỗ trợ bò từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững

Song song với đó, tỉnh Thái Nguyên sẽ tập trung nguồn lực xây dựng, phát triển, nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế bền vững, thu nhập tốt cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ; dạy nghề, hướng nghiệp, tạo việc làm; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, nguyên liệu sản xuất, vật tư, công cụ, máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất và điều kiện cơ sở vật chất; xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường, liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề với bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cộng đồng với hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan và các nội dung khác theo quy định của pháp luật; mô hình giảm nghèo gắn với quốc phòng, an ninh. Tổ chức các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng; phù hợp với mục tiêu của Kế hoạch và quy định của pháp luật.

Ngoài ra, thực hiện hiệu quả Dự án hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; đẩy mạnh phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao nhằm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất, bảo đảm an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng thu nhập; gắn với quy hoạch sản xuất, các chương trình, đề án phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn của địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, phát triển các sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh, sản phẩm chủ lực tại địa phương, tạo giá trị gia tăng cho người sản xuất, thoát nghèo bền vững.

Phát triển giáo dục nghề nghiệp cả về quy mô và chất lượng đào tạo, hỗ trợ đào tạo nghề cho người nghèo, người cận nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh, gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với tạo việc làm, sinh kế bền vững, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống...

Đăng Hinh
Bài viết cùng chủ đề: Thái Nguyên

Tin cùng chuyên mục

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá

Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Ngành công thương Hà Nội: hỗ trợ xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng trái cây an toàn

Hải Dương tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đón 'sóng' đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu

Quảng Ninh nỗ lực vượt khó, tạo đà bứt phá kinh tế

Hải Dương: Chuyển biến tích cực trong công tác chuyển đổi số, phát triển kinh tế số