Thúc đẩy “xanh hóa” các khu công nghiệp tại Đông Nam bộ

Trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để có thể thu hút được doanh nghiệp chọn là điểm đến đầu tư, các khu công nghiệp trong vùng Đông Nam bộ không thể theo mô hình “may sẵn”, tức là tạo quỹ đất, hoàn thiện hạ tầng kết nối, thu hút doanh nghiệp đến thuê đất như hiện tại, mà phải chuyển sang “may đo” để phù hợp với từng lĩnh vực và tạo thành một hệ sinh thái bền vững.

Theo thống kê của UBND tỉnh Bình Dương, địa phương này hiện có 29 khu công nghiệp (KCN) tập trung với tổng diện tích gần 13.000 ha, tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt trên 83,4%. Trong giai đoạn sắp tới, tỉnh này định hướng sẽ phát triển các khu công nghiệp xanh, bền vững bằng việc lựa chọn các nhà đầu tư có tầm nhìn về phát triển xanh.

Thúc đẩy “xanh hóa” các khu công nghiệp tại Đông Nam bộ
Khu công nghiệp VSIP III đã chính thức được động thổ- hứa hẹn là khu công nghiệp thế hệ mới xanh, sạch, đáp ứng theo xu thế của thế giới.

Khẳng định cam kết “xanh hóa” các KCN, ngày 19/3 vừa qua tỉnh Bình Dương đã chính thức động thổ khu công nghiệp Việt Nam- Singapore III (VSIP III) với diện tích 1.000 ha, tổng vốn đầu tư hơn 6.400 tỷ đồng. Với tầm nhìn chiến lược, KCN VSIP III được thiết kế để tích hợp công nghệ thông minh trong các hoạt động tại KCN, từ việc sử dụng năng lượng, nước, chất thải, đến quản lý giao thông và an ninh. Đặc biệt, tại KCN VSIP III dành 50 ha làm trang trại năng lượng mặt trời tại chỗ, mang lại độ tin cậy và lợi ích bền vững về việc cung cấp điện cho các khách hàng lớn tại KCN này.

“KCN VSIP III đánh dấu sự thay đổi đáng kể cho VSIP Group qua việc chuyển đổi để có thể phát triển bền vững hơn. Các thiết bị thông minh sẽ mang lại sự an toàn, đáng tin cậy và hiệu quả cho các khách hàng cùng người lao động KCN. Những tính năng bền vững một khi đưa vào vận hành sẽ giúp KCN VSIP III trở thành một trong những môi trường làm việc xanh và bền vững bậc nhất Việt Nam”- ông Teo Ban Seng - Giám đốc điều hành SembCorp Development, đồng Chủ tịch VSIP Group cho biết.

Thúc đẩy “xanh hóa” các khu công nghiệp tại Đông Nam bộ
Một khu công nghiệp tích hợp hệ thống năng lượng mặt trởi

Tại TP. Hồ Chí Minh, sau khi ngừng triển khai 3 KCN Bàu Đưng, Phước Hiệp và Xuân Thới Thượng (do chậm tiến độ), mới đây UBND Thành phố đã kiến nghị bổ sung KCN Phạm Văn Hai (diện tích 668 ha, đầu tư tại huyện Bình Chánh) để thay thế. Theo ông Hứa Quốc Hưng - Trưởng ban quản lý Các khu chế xuất và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, đây sẽ là hệ sinh thái KCN bởi quy hoạch khu này có khu dân cư liền kề, nhà trọ, nhà ở cho công nhân và mục tiêu của dự án là khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao, tập trung thu hút đầu tư ngành điện, điện tử, hỗ trợ khởi nghiệp, công nghiệp công nghệ cao, ngành công nghiệp hỗ trợ không thâm dụng lao động, không gây ô nhiễm môi trường.

Theo quy hoạch của UBND TP. Hồ Chí Minh, Thành phố có 19 KCN-KCX. Tuy vậy, do phát triển sớm từ những năm 90 nên nhiều doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN-KCX có công nghệ lạc hậu, sử dụng lãng phí nguồn nhân lực, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Chính vì thế, ông Nguyễn Văn Bé - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp các KCN-KCX TP. Hồ Chí Minh cho biết, với những KCN-KCX hiện hữu, thành phố sẽ rà soát, chuyển đổi thành KCN xanh, tiệm cận đến tiêu chí KCN sinh thái và có tính đến hệ sinh thái bổ trợ gồm nhà lưu trú, trường học, trạm y tế. Đồng thời, đề xuất đưa ra khỏi quy hoạch các KCN không khả thi.

Trong khi đó, tỉnh Đồng Nai cũng đang gấp rút hoàn thiện các thủ tục để khởi công 3 KCN mới là Cẩm Mỹ, Phước Bình và Gia Kiệm. Đáng chú ý, tỉnh này đang tiếp tục xây dựng, phát triển các KCN theo hướng xanh, sạch nhằm nâng cao giá trị sản xuất, cải thiện môi trường đầu tư. Đặc biệt, tại tỉnh có KCN Amata đang thí điểm chuyển đổi sang KCN sinh thái, mô hình này khi thành công sẽ được nhân rộng ra các KCN trong tỉnh.

Thực tế việc “xanh hóa” các khu công nghiệp đã không còn mới mẻ, tuy nhiên phải tới 2 năm trở lại đây tại Việt Nam mới có nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư hơn. Bởi lẽ theo các chuyên gia kinh tế, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và cạnh tranh thương mại đang đặt ra vấn đề đối với các KCN. Các KCN không thể theo mô hình “may sẵn”, tức là tạo quỹ đất, hoàn thiện hạ tầng kết nối, thu hút doanh nghiệp đến thuê đất như hiện tại, mà phải chuyển sang “may đo” để phù hợp với từng lĩnh vực và tạo thành một hệ sinh thái bền vững. Đây cũng được đánh giá là bước đi phù hợp với cam kết của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị COP26 là sẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Thùy Dương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đông Nam bộ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Sáng ngày 5/11, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã tổ chức hội thảo về tư vấn nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã bao bì và đóng gói sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Ngành chế biến, chế tạo đẩy mạnh tăng trưởng công nghiệp 10 tháng của Nam Định

Ngành chế biến, chế tạo đẩy mạnh tăng trưởng công nghiệp 10 tháng của Nam Định

10 tháng, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp của Nam Định tăng 14,71% so với cùng kỳ năm trước, đây mức tăng cao nhất từ năm 2019 đến nay.
Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia chuyển đổi năng lượng xanh, giao thông xanh

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia chuyển đổi năng lượng xanh, giao thông xanh

Với nỗ lực trong nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Cơ khí đã tích cực tham gia vào chuỗi hoạt động chuyển đổi năng lượng xanh, giao thông xanh.
PMI Việt Nam tăng trưởng trở lại, tạo lực đẩy cho sản xuất công nghiệp tăng tốc cuối năm

PMI Việt Nam tăng trưởng trở lại, tạo lực đẩy cho sản xuất công nghiệp tăng tốc cuối năm

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) sản xuất Việt Nam đã tăng lên 51,2 điểm trong tháng 10, theo đó tạo lực đẩy cho sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm.
TP. Hồ Chí Minh: Tìm giải pháp thiết lập hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn

TP. Hồ Chí Minh: Tìm giải pháp thiết lập hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn

TP. Hồ Chí Minh đang kêu gọi các doanh nghiệp trên địa bàn và các tỉnh thành lân cận thiết lập hệ sinh thái cho ngành công nghiệp bán dẫn.

Tin cùng chuyên mục

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Theo PGS, TS Nguyễn Mại, để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, thay vì ngồi "kêu ca", "than vãn", hãy suy nghĩ để tìm ra những phương pháp hợp tác mới.
Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Cơ hội, thách thức với doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ điện tử đang đan xen, vì thế doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội…
Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành nam châm vĩnh cửu, đất hiếm

Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành nam châm vĩnh cửu, đất hiếm

Việt Nam khẳng định vị thế trong chuỗi cung ứng nam châm đất hiếm nhờ tài nguyên dồi dào và chính sách thuận lợi cho điện tử và năng lượng tái tạo.
Cần cơ chế đột phá phát triển ngành công nghiệp hoá dược

Cần cơ chế đột phá phát triển ngành công nghiệp hoá dược

Ngành công nghiệp hóa dược là ngành có khả năng tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, có tác động lan toả đến các ngành kinh tế khác.
igus® mang đến giải pháp bền vững cho phòng sạch và tự động hóa tại triển lãm VIMF Bắc Ninh 2024

igus® mang đến giải pháp bền vững cho phòng sạch và tự động hóa tại triển lãm VIMF Bắc Ninh 2024

igus®, công ty hàng đầu trong lĩnh vực nhựa chuyển động và tự động hóa sẽ tham gia Triển lãm Công nghiệp Quốc tế VIMF Bắc Ninh 2024 từ ngày 6-8/11/2024
Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Chiều 30/10, đoàn doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại tổng hợp Hồng Kông (Trung Quốc) đã thăm và làm việc tại Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP).
Để lĩnh vực hóa chất trở thành ngành công nghiệp nền tảng

Để lĩnh vực hóa chất trở thành ngành công nghiệp nền tảng

Liên quan đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nhưng ngành hóa chất Việt Nam đang phát triển dưới tiềm năng.
Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Yêu cầu về các tiêu chí xanh trong sản phẩm, sản xuất buộc doanh nghiệp dệt may trong nước phải chuyển đổi để giữ được chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu.
Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất lạc quan về đích năm 2024 vượt 40% kế hoạch

Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất lạc quan về đích năm 2024 vượt 40% kế hoạch

Nhiều doanh nghiệp sản xuất tại TP. Đà Nẵng cho biết chắc chắn sẽ đạt kế hoạch năm 2024, thậm chí có doanh nghiệp lạc quan sẽ vượt tới 40 - 50% kế hoạch.
Sắp diễn ra Triển lãm ngành gốm sứ và đá khu vực Đông Nam Á

Sắp diễn ra Triển lãm ngành gốm sứ và đá khu vực Đông Nam Á

Từ ngày 11 - 13/12/2024, Triển lãm ASEAN Ceramics & ASEAN Stone 2024 (tương lai của ngành gốm sứ và đá tự nhiên Đông Nam Á) sẽ được tổ chức tại TP.HCM.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho công nghiệp chế tạo tự chủ sản xuất

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho công nghiệp chế tạo tự chủ sản xuất

Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo đòn bẩy cho công nghiệp đường sắt, từ đó lan toả, tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo.
Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Triển lãm Công nghiệp & Sản xuất Việt Nam 2024 (VIMF) lần thứ V sẽ diễn ra từ ngày 6 - 8/11/2024 tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc (tỉnh Bắc Ninh).
Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong

Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong 'xanh hóa' sản xuất

Xanh hóa sản xuất là đòi hỏi bắt buộc hiện nay, tuy nhiên đáp ứng là điều khó khi doanh nghiệp da giày trong nước còn gặp nhiều thách thức.
Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Bộ Công Thương ban hành công văn gửi đơn vị liên quan về việc lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định của Chính phủ về khuyến công.
Ngành công nghiệp chế tạo thiết bị toàn bộ ghi dấu ấn trên nhiều công trình trọng điểm

Ngành công nghiệp chế tạo thiết bị toàn bộ ghi dấu ấn trên nhiều công trình trọng điểm

Các viện nghiên cứu thuộc Bộ Công Thương có đủ năng lực làm tổng thầu cho một số dây chuyền thiết bị toàn bộ cho các ngành công nghiệp quan trọng của đất nước.
Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế

Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế

Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội và đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế.
Ứng phó sự cố hóa chất: Bài học kinh nghiệm từ diễn tập thực binh

Ứng phó sự cố hóa chất: Bài học kinh nghiệm từ diễn tập thực binh

Việc diễn tập thực binh ứng phó sự cố hóa chất sẽ giúp các đơn vị kinh doanh hóa chất, địa phương chủ động, linh hoạt để ứng phó khi sự cố xảy ra.
Bộ Công Thương tăng cường công tác bảo vệ môi trường đối với sản xuất hóa chất và phân bón

Bộ Công Thương tăng cường công tác bảo vệ môi trường đối với sản xuất hóa chất và phân bón

Xanh hóa công nghiệp đang trở thành xu hướng đem lại hiệu quả trong tăng trưởng, giải quyết các vấn đề xã hội và khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường.
Phổ biến quy chuẩn sản xuất, kinh doanh hóa chất với doanh nghiệp

Phổ biến quy chuẩn sản xuất, kinh doanh hóa chất với doanh nghiệp

Cục Hóa chất phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm.
Tập đoàn Hoá chất Việt Nam triển khai nhiều giải pháp “xanh hoá” trong sản xuất

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam triển khai nhiều giải pháp “xanh hoá” trong sản xuất

Nhằm bảo vệ môi trường, xanh hoá ngành hoá chất, những năm qua, Tập đoàn Hoá chất Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động