Thứ sáu 08/11/2024 23:26

Thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN

Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh vừa chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan thực hiện các giải pháp thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại từ nay đến cuối năm 2021.

Kết quả bước đầu

Xét báo cáo của Bộ Tài chính về Kết quả triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại của các tháng cuối năm 2020, đầu năm 2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại, đã biểu dương Cơ quan thường trực của Ủy ban 1899 (Tổng cục Hải quan) đã tổng hợp, chuẩn bị báo cáo đánh giá đầy đủ kết quả triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại của các tháng cuối năm 2020, đầu năm 2021 và Bộ Công Thương đã có báo cáo tình hình phát triển dịch vụ logistics Việt Nam.

Container hàng hóa tại cảng Tân cảng Cát Lái

Theo kết quả, về triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, tính đến ngày 30/6/2021, Cơ chế một cửa quốc gia đã có 226 thủ tục hành chính của 13 Bộ, ngành kết nối, với trên 3,93 triệu bộ hồ sơ của hơn 48.000 doanh nghiệp.

Trong các tháng cuối năm 2020 và các tháng đầu năm 2021 (tính đến 30/6/2021), Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành triển khai chính thức thông qua Cơ chế một cửa quốc gia 26 thủ tục hành chính.

Việt Nam đã kết nối chính thức Cơ chế một cửa ASEAN để trao đổi thông tin chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với tất cả 9 nước thành viên ASEAN. Đến ngày 30/6/2021, tổng số C/O Việt Nam nhận từ các nước ASEAN là: 375.646 C/O, tổng số C/O Việt Nam gửi sang các nước là: 955.300 C/O và đã hoàn thành việc kiểm thử kỹ thuật kết nối và trao đổi thông điệp thử nghiệm tờ khai hải quan xuất khẩu với Liên minh kinh tế Á-Âu; đang đàm phán trao đổi chứng nhận xuất xứ với Liên minh kinh tế Á-Âu; trao đổi thông tin C/O điện tử với Hàn Quốc; trao đổi chứng nhận điện tử với New Zealand.

Về công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đã có nhiều cải cách đáng kể, được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận, kết quả điển hình như: triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành, đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, cắt giảm đáng kể các mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành.

Nhiều bộ, ngành chuyển đổi phương thức kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu từ tiền kiểm sang hậu kiểm, nổi bật có thể kể đến Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ đã chuyển hơn 90%, Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an đã chuyển 100% mặt hàng sang hậu kiểm.

Bước đầu áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong công tác kiểm tra chuyên ngành thể hiện thông qua nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung.

Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn đối với hàng hóa nhập khẩu, theo đó, cơ quan hải quan làm đầu mối kiểm tra chuyên ngành; các bộ, ngành thực hiện hậu kiểm; và thực hiện 7 nội dung cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu nhằm đơn giản quy trình, thủ tục, ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin, áp dụng thực chất nguyên tắc quản lý rủi ro, giảm đầu mối tiếp xúc của doanh nghiệp, cắt giảm chi phí, thời gian thông quan hàng hóa nhập khẩu.

Nhiệm vụ còn nặng nề

Phó Thủ tướng nhận định về cơ bản, các bộ đã triển khai các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26/9/2018 và Quyết định số 1258/QĐ-TTg ngày 17/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26/9/2018 về Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018-2020.

Tuy nhiên, việc triển khai vẫn còn một số tồn tại hạn chế như: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm tra chuyên ngành chưa đồng bộ, thống nhất; đã áp dụng quản lý rủi ro nhưng không hiệu quả; chưa áp dụng công nhận lẫn nhau, thừa nhận lẫn nhau; chưa áp dụng truy xuất nguồn gốc trong kiểm tra chuyên ngành; trình tự, thủ tục kiểm tra còn qua nhiều bước, quá mức cần thiết, không thống nhất, còn chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành; kiểm tra nhiều nhưng phát hiện kết quả rất thấp; chi phí kiểm tra chuyên ngành cao.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh

Phó Thủ tướng đánh giá nhiệm vụ và giải pháp thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại từ nay đến cuối năm 2021 còn rất nặng nề.

Để hoàn thành kế hoạch đề ra, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì đôn đốc các bộ, ngành khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ theo Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26/9/2018 và Quyết định số 1258/QĐ-TTg ngày 17/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018-2020.

Đồng thời, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành đẩy nhanh tiến độ xây dựng và triển khai Đề án tổng thể về xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin phục vụ triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN theo định hướng xử lý tập trung, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2022; triển khai kết nối, tích hợp Cổng Thông tin một cửa quốc gia với Cổng Dịch vụ công quốc gia theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.

Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu và tổ chức triển khai; trình Thủ tướng Chính phủ về kinh phí để thực hiện nhiệm vụ của các bộ; xây dựng Kế hoạch hành động triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, thúc đẩy công nghiệp logistics và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2021-2025 trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Hoàn thành triển khai chính thức 35 thủ tục hành chính

Các bộ, ngành tập trung nguồn lực và đẩy nhanh tiến độ triển khai nhiệm vụ theo Quyết định số 1254/QĐ-TTg và Quyết định số 1258/QĐ-TTg ngày 17/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26/9/2018 về Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018-2020.

Phó Thủ tướng yêu cầu chậm nhất vào quý I/2022, hoàn thành triển khai chính thức 35 thủ tục hành chính theo Quyết định số 1254/QĐ-TTg và Quyết định số 1258/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, gồm: Bộ Công Thương: 6 thủ tục; Bộ Giao thông vận tải: 1 thủ tục; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 3 thủ tục; Bộ Quốc phòng: 6 thủ tục; Bộ Tài nguyên và Môi trường: 1 thủ tục; Bộ Y tế: 15 thủ tục; Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội: 1 thủ tục; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: 1 thủ tục; Liên bộ Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải phối hợp: 1 thủ tục

Các bộ, ngành cử bộ phận hỗ trợ giải đáp vướng mắc nghiệp vụ và kỹ thuật cho người khai hải quan và các tổ chức cá nhân liên quan trong quá trình triển khai kết nối các thủ tục hành chính thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Cùng với đó, các bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chuyên ngành, kiểm tra chuyên ngành, danh mục hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành kèm theo mã HS đang được các bộ, ngành sửa đổi, bổ sung; khẩn trương triển khai việc sửa đổi, bổ sung 2 văn bản quy phạm pháp luật, 4 danh mục hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành kèm theo mã HS chưa được triển khai theo nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1254/QĐ-TTg và Quyết định số 1258/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 1254/QĐ-TTg và Quyết định số 1258/QĐ-TTg theo Phụ lục II; Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành kèm theo mã HS chưa ban hành theo Phụ lục III).

Các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính để triển khai có hiệu quả Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu trong lĩnh vực quản lý chuyên ngành của các bộ.

Tích cực phối hợp với Bộ Tài chính để xây dựng Đề án tổng thể về xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin phục vụ triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN theo định hướng xử lý tập trung, mục tiêu trình Chính phủ phê duyệt Đề án chậm nhất vào quý 1/2022 và triển khai các nội dung liên quan của Đề án trong năm 2022.

Đồng thời, thực hiện rà soát các thủ tục hành chính để thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, bao gồm các thủ tục bổ sung mới, các thủ tục sửa đổi, các thủ tục đưa ra khỏi danh sách thực hiện (các thủ tục hành chính đã được cắt giảm, các thủ tục hành chính phát sinh rất ít hồ sơ đăng ký hoặc không phát sinh hồ sơ) gửi về Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Ủy ban chỉ đạo kế hoạch triển khai trong giai đoạn tiếp theo.

Các bộ, ngành cử cán bộ đầu mối chuyên trách về logistics phối hợp với Cơ quan đầu mối của Bộ Công Thương để sớm kiện toàn nhân sự triển khai nhiệm vụ điều phối và phát triển logistics quốc gia.

Đề xuất giải pháp cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành

Phó Thủ tướng yêu cầu Tổng cục Hải quan phối hợp với Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) xây dựng và thiết lập cơ chế giám sát việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các bộ, ngành theo chương trình, kế hoạch của Chính phủ thông qua việc công bố ấn phẩm về các báo cáo liên quan đến đo lường thời gian thực hiện các thủ tục hành chính và thông quan hải quan; đánh giá mức độ hài lòng của cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các dịch vụ công thông qua Cơ chế một cửa quốc gia. Việc công bố các báo cáo thực hiện 2 năm/lần.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hội, hiệp hội nghiên cứu, đóng góp ý kiến cụ thể kèm theo đề xuất giải pháp liên quan đến công tác cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành của các bộ, ngành.

Theo TTXVN

Tin cùng chuyên mục

Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Philippines khởi xướng điều tra tự vệ đối với sản phẩm xi măng nhập khẩu

Tổng cục Hải quan chỉ đạo xử lý các lô hàng quá thời hạn làm thủ tục hải quan

Thương mại điện tử thúc đẩy dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp

Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD

Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện lớn nhất của Việt Nam

Xuất khẩu tăng mạnh, Hoa Kỳ giữ vững vị thế thị trường lớn nhất của hàng Việt Nam

10 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

Khánh Hoà: Kết nối tiêu thụ hàng trăm sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU 2024: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững

10 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến gần mốc 170 tỷ USD sau 10 tháng

Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024

Gạo Việt, xây dựng thương hiệu bằng chất lượng

Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Hơn 400 gian hàng tham gia Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc năm 2024

Hải Phòng: Tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 12,15 tỷ USD trong tháng 10/2024

Hà Nội: Người dân thích thú nếm hương vị quốc tế tại Triển lãm thực phẩm lớn nhất Việt Nam