Chủ nhật 24/11/2024 05:50

Thúc đẩy chuyển đổi sử dụng phương tiện giao thông điện

Trên thế giới, giao thông điện được ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên, tại Việt Nam, quy mô thị trường xe điện còn nhỏ, cần có các chính sách mạnh mẽ để thúc đẩy.

Sáng 10/11, tại Hà Nội diễn ra Hội thảo "Thúc đẩy chuyển đổi sử dụng phương tiện giao thông điện" do báo Giao thông tổ chức.

Hội thảo là cơ hội để các cơ quan chính phủ, chính quyền địa phương, chuyên gia trong nước và quốc tế, doanh nghiệp và các bên có liên quan cùng thảo luận, đưa ra những định hướng, giải pháp cụ thể thúc đẩy việc chuyển đổi năng lượng xanh trong lĩnh vực giao thông vận tải tại Việt Nam.

Hội thảo "Thúc đẩy chuyển đổi sử dụng phương tiện giao thông điện"

Theo lộ trình, đến năm 2040 sẽ dừng sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu ô tô, mô tô, xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch; đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy thi công tham gia giao thông chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh theo Quyết định 876 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về "Chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải".

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Lê Anh Tuấn- Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho biết: Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường từ khí thải của các phương tiện giao thông đang là vấn đề cấp bách. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, các dòng ô tô điện được coi là giải pháp giảm phát thải khí nhà kính, hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của mỗi quốc gia mà việc áp dụng lộ trình phát triển ô tô điện ở từng quốc gia là khác nhau.

Với Việt Nam, việc chuyển đổi sang phát triển kinh tế xanh là xu thế tất yếu và là mục tiêu chúng ta đang hướng đến nhằm thực hiện định hướng phát triển theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025; đồng thời tạo cơ hội để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực về tăng trưởng xanh, phục hồi xanh, bắt kịp xu thế phát triển mới của thế giới.

Ông Lê Anh Tuấn- Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải phát biểu tại hổi thảo

Tương tự các nước trong khu vực ASEAN, thời gian qua, Việt Nam đã ban hành một loạt chính sách ưu đãi, hỗ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô điện và các chính sách khuyến khích sử dụng ô tô điện. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu chuyển đổi năng lượng xanh của ngành giao thông vận tải, bên cạnh những cơ hội cũng còn nhiều khó khăn, thách thức, như: thiếu cơ sở hạ tầng trạm sạc; giá thành phương tiện cao; còn thiếu các cơ chế khuyến khích tiêu dùng và sử dụng phương tiện giao thông điện; nhận thức của các cơ quan, doanh nghiệp về việc chuyển đổi năng lượng xanh chưa thực sự đầy đủ …

Thời gian qua Bộ Giao thông Vận tải rà soát, tham mưu trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chính sách về thúc đẩy chuyển đổi sử dụng xe điện như: Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan trong giao thông vận tải.

Tổng hợp xây dựng báo cáo đề xuất chính sách hỗ trợ chuyển đổi sang sử dụng xe ô tô điện với một khung chính sách toàn diện, bao gồm: Chính sách khuyến khích sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu; chính sách khuyến khích, hỗ trợ người tiêu dùng; chính sách phát triển hạ tầng trạm sạc điện, ... Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy chuẩn nhằm thúc đẩy chuyển đổi sử dụng xe điện, như: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trạm dừng nghỉ đường bộ…

Phát biểu tại hội thảo, ông Patrick Harverman, Phó trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam nhận định, sự gia tăng nhanh và mở rộng cho các chủng loại phương tiện đặt ra nhiều thách thức quan trọng như gia tăng nhu cầu đối với các loại chất hiếm, áp lực quá tải lưới điện. Khung chính sách cần đảm bảo khuyến khích các chuyển đổi sử dụng xe điện, đồng thời thúc đẩy chia sẻ kiến thức và thúc đẩy trách nhiệm môi trường, xã hội trong khai thác nguồn vật liệu hiếm.

Cách nào thúc đẩy chuyển đổi phương tiện điện tại Việt Nam? - Ảnh 4. Ông Patrick Harverman, Phó trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam.

Việt Nam có nhiều cơ hội để thúc đẩy phát triển công nghiệp sản xuất xe điện nội địa. Chính phủ vẫn cần đẩy nhanh chính sách cơ bản như phát triển hệ thống trạm sạc, thắt chặt tiêu chuẩn phát thải, cùng với quy định mục tiêu bán hàng cho một số đơn vị sản xuất xe điện với số lượng phương tiện điện nhất định. Ngoài ra, các chính sách ngắn hạn như chính sách đỗ xe, quy định về những khu vực đặc thù, có thể giúp chính phủ Việt Nam đạt vượt mức các mục tiêu của mình.

Cùng đó, cần giảm chi phí của phương tiện điện thông qua phương thức hỗ trợ tài chính, cải thiện khả năng chi trả của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Có nhiều lựa chọn chính sách khác nhau như giảm thuế, các khoản vay lãi suất thấp và trợ giá mua hàng. Trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp, Việt Nam đã có những bước tiến đáng ghi nhận khi miễn giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô và xe buýt điện.

Ông WATANABE Shige, công sứ, Phó đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, biến đổi khí hậu hiện đang là một trong những vấn đề quan trọng nhất mà cộng đồng quốc tế phải giải quyết.

“Tôi tin rằng Chính phủ Việt Nam cũng nhận thức được tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu vì Việt Nam đang phải hứng chịu nhiều thiên tai như hạn hán, lũ lụt và các thảm họa khác là kết quả của biến đổi khí hậu hàng năm trong những năm gần đây”, ông WATANABE Shige nói.

Ông WATANABE và cho biết: Tại COP26, Thủ tướng Chính phủ đã công bố mục tiêu đạt mức phát thải bằng 0 vào năm 2050.

Thông qua hội thảo ngày hôm nay, ông WATANABE Shige tin rằng các cơ quan tại Việt Nam sẽ xác định được những thách thức và thảo luận các chính sách cần thực hiện để thúc đẩy phát triển xe điện ở Việt Nam cũng như lắng nghe ý kiến các chuyên gia trong và ngoài nước về lĩnh vực này.

Từ đó, góp phần thúc đẩy phát triển xe điện và đạt được mục tiêu trung hòa phát thải carbon ở Việt Nam.

Việt Anh
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử