Thứ hai 23/12/2024 12:38

Thừa Thiên Huế: Thăm hỏi, động viên tiểu thương chợ Khe Tre sau gần 2 tháng bị cháy

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thăm hỏi, động viên bà con tiểu thương; kiểm tra hàng hoá buôn bán tại chợ Khe Tre sau gần 2 tháng chợ bị cháy.

Ngày 30/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Quý Phương đã đến thăm, động viên bà con tiểu thương, cũng như nắm bắt tình hình buôn bán hàng hoá tết tại chợ Khe Tre, thị trấn Khe Tre, huyện Nam Đông.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Quý Phương (thứ 2 từ phải qua) thăm hỏi, động viên tiểu thương chợ Khe Tre

Theo Ban quản lý chợ Khe Tre, sau 3 ngày xảy ra vụ cháy, các tiểu thương đã được bố trí tại các vị trí ki-ốt “dã chiến” dọc đường Tả Trạch kế bên vị trí chợ cũ để buôn bán. Sau gần 2 tháng đi vào hoạt động, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng tình hình kinh doanh của bà con tiểu thương đã dần ổn định, không bị gián đoạn trong cao điểm dịp Tết.

Tiểu thương Trần Thị Liên cho biết, thiệt hại sau vụ cháy của gia đình là quá nặng, mất hết. Tuy vậy, bản thân cũng nhận được sự giúp đỡ của chính quyền, các mạnh thường quân nên đã phần nào ổn định được. Trong đó, nhà nước có hỗ trợ 3 đợt tổng cộng 60 triệu đồng và ngân hàng chính sách cho vay 100 triệu đồng… để tái đầu tư, kinh doanh.

Còn chị Nguyễn Thị Thê cho biết, bản thân rất cảm kích việc chính quyền địa phương, các đơn vị đã kịp thời dựng khu chợ tạm cho bà con buôn bán và sự động viên hỗ trợ từ các nhà hảo tâm. “Tiểu thương chợ Khe Tre mong muốn chính quyền địa phương tạo điều kiện cho bà con buôn bán, nhất là trong dịp Tết này. Đồng thời sớm xây dựng chợ mới để bà con chuyển đến buôn bán, sớm ổn định cuộc sống lâu dài trong thời gian tới”, tiểu thương Nguyễn Thị Thê chia sẻ thêm.

Chia sẻ trước những khó khăn của tiểu thương sau vụ cháy chợ Khe Tre vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương cho biết, ngay sau khi hỏa hoạn xảy ra, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan thống kê thiệt hại và tham mưu phương án hỗ trợ bà con trong thời gian sớm nhất, cũng như kịp thời bố trí địa điểm lập chợ tạm để tiểu thương ổn định cuộc sống, từng bước khắc phục thiệt hại do hỏa hoạn gây ra. Trong đó, con em của các tiểu thương bị thiệt hại cho vụ cháy được miễn, giảm học phí; chỉ đạo các ngân hàng hỗ trợ giãn nợ, cho vay tái sản xuất…

“Những điều này không thể bù đắp hoàn toàn thiệt hại của bà con, nhưng phần nào đã thể hiện được sự quan tâm của Đảng, chính quyền các cấp và các ban ngành, đoàn thể. Hiện, chính quyền đang xúc tiến thủ tục đầu tư xây dựng chợ mới. Tuy nhiên, để xây lại chợ mới tối thiểu phải mất 2 năm nên trước mắt, chính quyền huyện Nam Đông cần tăng cường lực lượng thường xuyên tuần tra, kiểm soát để đảm bảo tài sản cho bà con, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cháy nổ…; dù là chợ tạm nhưng cũng phải đảm báo kiên cố, có thể che nắng che mưa, giúp bà con yên tâm làm ăn buôn bán”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết.

Cùng ngày, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương cùng lãnh đạo huyện Nam Đông kiểm tra tình hình dự trữ và cung cầu hàng hóa thiết yếu trong dịp Tết Nguyên Đán.

Nhìn chung, sản lượng dự trữ và hàng hóa thiết yếu đảm bảo nhu cầu của nhân dân trên địa bàn, giá cả các mặt hàng không có nhiều biến động. Đánh giá cao những nỗ lực của địa phương thời gian qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương yêu cầu chính quyền địa phương cùng các ban ngành tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp cho tiểu thương yên tâm buôn bán dịp Tết để khắc phục phần nào khó khăn, thiệt hại sau vụ cháy, đồng thời khẩn trương xây dựng chợ tạm để bà con ổn định sinh kế trong thời gian chờ xây dựng lại chợ mới.

Xuân Hoài
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản