Thứ năm 03/04/2025 16:42

Thừa Thiên Huế: Phổ biến chuyên sâu về Hiệp định RCEP cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Các nội dung phổ biến Hiệp định RCEP gồm thương mại hàng hoá, quy tắc ứng xử, hải quan và thuận lợi hoá thương mại, các biện pháp bảo vệ an toàn thực phẩm...

Sáng ngày 28/7, Sở Công Thương Thừa Thiên Huếphối hợp với Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Đà Nẵng (VCCI) tổ chức hội thảo chuyên sâu về Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) cho hơn 40 doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hơn 40 doanh nghiệp xuất nhập khẩu được hỗ trợ sâu rộng về Hiệp định RCEP

Tại hội thảo, ông Nguyễn Diễn – Nguyên Phó Giám đốc Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Đà Nẵng trình bày chi tiết, cụ thể về RCEP, như RCEP là gì, các cam kết cơ bản của RCEP; các điểm khác biệt của RCEP so với Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định FTA ASEAN +; Những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia RCEP.

Hiệp định RCEP là Hiệp định thương mại tự do được 10 nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 5 nước đối tác của ASEAN là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia và New Zealand ký kết. Hiệp định RCEP chính thức khởi động đàm phán từ năm 2012, đến ngày 15/11/2020 15 nước thành viên đã ký kết RCEP. Tại Việt Nam Hiệp định RCEP có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.

Sau khi có hiệu lực, các cơ quan quản lý nhà nước đã tích cực tuyên truyền, hỗ trợ về cơ hội và những thách thức khi tham gia hiệp định. Tuy nhiên, còn bộ một phận cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp chưa hiểu hết về vai trò, tầm quan trọng của RCEP.

Sở Công Thương Thừa Thiên Huế cho biết, đây là hội thảo nhằm cụ thể hoá kế hoạch số của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu nắm bắt, khai thác tối đa các cơ hội do Hiệp định RCEP đem lại.

Phát biểu tại hội thảo, bà Trần Thị Hoà - Trưởng phòng quản lý, thương mại và xuất nhập khẩu (Sở Công Thương Thừa Thiên Huế) cho biết, mặc dù Hiệp định RCEP đã có hiệu lực gần 7 tháng, tuy nhiên, đến nay nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn chưa nắm được đầy đủ các nội dung cam kết trong Hiệp định RCEP để triển khai trong quá trình hoạt động của đơn vị. Do vậy, sau hội thảo này các cơ quan, doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ phần nào rõ hơn để thực hiện, đồng thời vận dụng cơ hội cũng như thách thức khi triển khai Hiệp định RCEP.

Cũng tại hội thảo, các doanh nghiệp đã có những trao đổi, những khó khăn gặp phải khi triển khai, thực hiện Hiệp định RCEP và đã được giải đáp, cụ thể, kịp thời.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Tin cùng chuyên mục

Hải Phòng: Tập huấn ứng dụng AI trong hoạt động báo chí

Hơn 250 gian hàng tại Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ

Thái Nguyên: Người dân 'cầu cứu' nâng cấp Quốc lộ 37

Bình Thuận: Bảo đảm hạ tầng khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Đường vào khu kinh tế lớn nhất Hà Tĩnh 'nát như tương'

Quảng Bình: Quyết liệt gỡ vướng dự án cầu vượt Đồng Hới

TP.Hồ Chí Minh: Tăng trưởng GRDP quý 1/2025 cao nhất trong 5 năm

Lịch sử sáp nhập tỉnh của Long An và Tây Ninh

Vì sao Nhơn Hội được chọn làm trung tâm hành chính Bình Định - Gia Lai?

Điện lực Nghệ An đồng hành cùng doanh nghiệp

TP. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày giải phóng - Bài 3: Những con người làm rạng danh thành phố

Đẩy nhanh tiến độ Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận: Sở Công Thương vào cuộc quyết liệt

Xuyên đêm thu hồi trụ điện dự án đường Dương Quảng Hàm

Lịch sử hình thành, sáp nhập tỉnh Bình Thuận

Đà Nẵng: Tạm dừng xét tuyển viên chức Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại

TP. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày giải phóng - Bài 2: Văn hóa hội tụ, bản sắc thăng hoa

Đắk Nông: Xuất khẩu cà phê vượt biên giới, chinh phục thị trường khó tính

Nhà máy rác Côn Đảo: Nhiều vướng mắc cần được làm rõ

Đồng Nai: Thêm một huyện được duyệt kế hoạch sử dụng đất

Quảng Bình: Đón chuyến bay quốc tế đầu tiên từ Đài Bắc