Thứ năm 08/05/2025 01:41

Thừa Thiên Huế: Phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử

Sở Công Thương Thừa Thiên Huế phối hợp Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tổ chức hội nghị tập huấn “Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử”.

Sáng 5/10, Sở Công Thương Thừa Thiên Huếphối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) tổ chức Hội nghị tập huấn “Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử” cho cán bộ quản lý và các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Tập huấn, đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử tại Thừa Thiên Huế

Nội dung tập huấn tại hội nghị tập trung vào các nội dung về thực trạng thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam và Thừa Thiên Huế, Chuyển đổi số - vai trò và sự cần thiết của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0 nói chung và thương mại điện tử nói riêng; Tổng quan về pháp luật TMĐT và một số hành vi vi phạm phổ biến trong lĩnh vực TMĐT; Cách thức tiếp cận và xây dựng chiến lược tiếp thị trực tuyến cho doanh nghiệp; Phát triển thương hiệu và kinh doanh hiệu quả trên sàn TMĐT Shopee và một số sàn TMĐT nổi tiếng.

Theo Sở Công Thương Thừa Thiên Huế, TMĐT hiện đã trở thành xu thế tất yếu trong giai đoạn hiện nay và tương lai, là một trong những công cụ không thể thiếu đối với doanh nghiệp trong kinh doanh hàng hóa, giúp doanh nghiệp giảm nhiều chi phí quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường, đối tác... Đặc biệt sau đại dịch Covid-19, với những thói quen mua sắm mới thì TMĐT trở thành kênh bán hàng mạnh mẽ, thu hút người sử dụng so với các phương thức bán hàng truyền thống.

Đến nay, hầu hết các cơ quan của từ cấp tỉnh đến cấp xã, phường của tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành cũng như trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại.

Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp đã đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, thực hiện quảng bá sản phẩm và bán hàng thông qua mạng xã hội và các nền tảng công nghệ số.

Tuy nhiên, do các doanh nghiệp tại Thừa Thiên Huế đều là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa có người chuyên trách về công nghệ thông tin và thương mại điện tử, nên hoạt động TMĐT vẫn chỉ dừng ở mức cung cấp thông tin sản phẩm, dịch vụ đang kinh doanh. Ngoài ra, công tác đào tạo, bồi dưỡng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, nền tảng số và thương mại điện tử vẫn còn hạn chế.

“Các nội dung được chia sẻ từ các chuyên gia trong lĩnh vực TMĐT của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tại hội nghị sẽ giúp cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh… ứng dụng TMĐT có hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế chung cho tỉnh nhà”, đại diện Sở Công Thương Thừa Thiên Huế cho biết.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Thái Nguyên bứt phá trên hành trình số hóa thương mại điện tử

Vá 'lỗ hổng' thương mại điện tử để nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Quảng bá sản phẩm 'made in Vietnam' trên thương mại điện tử

Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Trách nhiệm đơn vị dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử

Quản lý chặt các chủ thể tham gia thương mại điện tử

Tận dụng ưu đãi thuế De minimis từ Mỹ tăng xuất khẩu

Cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử

Shopee - người bán: Cuộc đối thoại chính thức quanh phí PiShip

Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử

Không có nhân sự giỏi, thương mại điện tử khó vươn xa

Lan tỏa giá trị di sản Việt Nam qua không gian số

Lùi thời hạn nộp thuế: Người bán hàng trên sàn thương mại điện tử 'thở phào'

Học Kinh tế số: Cơ hội nào cho sinh viên thời 4.0?