Thứ bảy 28/12/2024 11:46

Thừa Thiên Huế: Ngành Công Thương lấy lại đà tăng trưởng

Ngày 4/1, Sở Công Thương Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị tổng kết công tác thực hiện năm 2023 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.

Theo đánh giá của Sở Công Thương Thừa Thiên Huế, năm 2023 trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động; trong nước thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, thiếu đơn hàng, giá nhiều loại hàng hóa, nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất tăng cao… đã tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Mặc dù nền kinh tế gặp khó khăn nhưng ngành công thương Thừa Thiên Huế đưa ra các giải pháp kịp thời, lấy lại đà tăng trưởng

Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Bộ Công Thương, Sở Công Thương đã tham mưu đưa ra các giải pháp hiệu quả, hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp, thúc đẩy hoạt động thương mại của các doanh nghiệp nên đã có xu hướng phục hồi và dần lấy lại đà tăng trưởng.

Kết quả trong năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng khoảng 2,7% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 43.500 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), tăng 4,25% so cùng kỳ.

Trong đó, các sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng khá gồm: Bia 381 triệu lít, tăng 20% so với cùng kỳ; tôm đông lạnh 6.200 tấn, tăng 2,7%; sợi các loại 119 nghìn tấn, tăng 4,4%; vỏ lon nhôm 16.360 tấn, tăng 5,4%; điện thương phẩm ước đạt 2.000 triệu kWh, đạt 102,% so với cùng kỳ.

Tuy vậy, một số sản phẩm có sản lượng giảm, gồm: Men frit 277 nghìn tấn, giảm 5% so với cùng kỳ; xi măng 2.090 nghìn tấn, giảm 1%; điện sản xuất 1.820 triệu kWh, giảm 9%; dăm gỗ 770 nghìn tấn, giảm 3,8%...

Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2023 đạt khoảng 55.793 tỷ đồng, đạt 97,37% chỉ tiêu kế hoạch năm, tăng 15% so với năm trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2023 ước đạt 1.100 triệu USD, giảm 2,02% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 79,83% kế hoạch.

Hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại được thực hiện đồng bộ và có hiệu quả; từ nguồn vốn khuyến công đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp đầu tư thiết bị máy móc vào sản xuất. Tổ chức cho nhiều doanh nghiệp tham gia các hội chợ, hội nghị kết nối cung cầu trong và ngoài nước, kết nối giao thương, mở rộng thị trường tiêu thụ…; tổ chức các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn. Thị trường, cung ứng hàng hóa thiết yếu đảm bảo phục vụ nhu cầu của người dân, giá cả tương đối ổn định.

Năm 2023, Sở Công Thương Thừa Thiên Huế đã cấp được khoảng 7.000 giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong và ngoài tỉnh, tăng 10,69%; với tổng trị giá khoảng 400 triệu USD, tăng 0,76 %so với năm 2022.

Năm 2024, ngành Công Thương Thừa Thiên Huế phấn đấu chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,0 - 7,0 % so với thực hiện năm 2023; giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) phấn đấu đạt khoảng 46.600 tỷ đồng; tổng sản lượng điện sản xuất khoảng 1.900 – 2.000 triệu kWh; tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2024 phấn đấu đạt 62.700 tỷ đồng, tăng 10% so với ước thực hiện 2023; kim ngạch xuất khẩu ước đạt tăng 10%- 12% so với thực hiện năm 2023.

Trong đó, tập trung thực hiện các giải pháp cải cách thủ tục hành chính; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất công nghiệp hiện có, các dự án mới đầu tư đi vào sản xuất ổn định, khai thác tốt công suất thiết bị và hiệu quả đầu tư, đăc biệt là các dự án trọng điểm.

Đồng thời, tăng cường phổ biến thông tin bằng nhiều hình thức để nâng cao nhận thức của các cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người dân về các cam kết đối với Hiệp định thương mại tự do CPTPP, EVFTA… bảo đảm thông tin kịp thời, dễ tiếp cận, dễ hiểu…

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024