Thứ hai 23/12/2024 14:15

Thừa Thiên Huế: Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp

Sở Công Thương Thừa Thiên Huế tổ hội nghị tổng kết nghị đinh về Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp.

Sáng ngày 22/11, Sở Công Thương Thừa Thiên Huế phối hợp với Cục Phòng vệ thương mại (PVTM) - Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết thực thi Nghị định số 10/2018/ND-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại. Tham gia hội nghị có ông Chu Thắng Trung – Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, lãnh đạo Sở Công Thương Thừa Thiên Huế, các doanh nghiệp trên địa bàn.

Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại Chu Thắng Trung phát biểu

Phát biểu tại hội nghị, ông Chu Thắng Trung – Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương cho biết, hiện nay Việt Nam đang đẩy mạnh các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia tổ chức thương mại thế giới (WTO), đàm phán, thực hiện nhiều Hiệp định thương mại tự do. Những hoạt động tham gia các hiệp định đã tạo ra những cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động trao đổi thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, khi hàng xuất khẩu có được những kết quả tích cực thì chúng ta đang gia tăng sức ép cạnh tranh đối với các hàng hoá sản xuất tại thị trường nhập khẩu. Các đối thủ tại thị trường nhập khẩu sẽ vận dụng những công cụ, chính sách thương mại của các hiệp định để phòng vệ thương mại.

Khi các công cụ phòng vệ thương mại được áp dụng, có nghĩa là hàng xuất khẩu chúng ta đang hưởng mức thuế thấp ngay lập tức mức thuế bị đẩy lên cao từ 200 – 300%. Với mức thuế cao đó doanh nghiệp chúng ta không thể duy trì nhập khẩu tại thị trường nước đó mà chỉ đàm phán lại thị trường nước khác và rất khó khăn, thị trường đứt đoạn, ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp.

“Chính vì những nguyên nhân trên, bắt buộc các doanh nghiệp phải hết sức quan tâm, tìm hiểu về PVTM duy trì hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, tránh hoặc hạn chế thấp các tác động các biện pháp PVTM có thể gây ra tại các nước doanh nghiệp nhập khẩu”, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại Chu Thắng Trung nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Thanh – Giám đốc Sở Công Thương Thừa Thiên Huế cho biết, các quy định về phòng vệ thương mại như Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định số 10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp PVTM đã giúp doanh nghiệp Việt Nam tăng tính chủ động trong rà soát thị trường, rà soát lại giá bán sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, tránh tăng trưởng xuất khẩu quá nóng vào một thị trường, thúc đẩy việc sản xuất các sản phẩm có chất lượng, có thương hiệu. Tuy nhiên, quy định về phòng vệ thương mại cũng gây ra những thách thức lớn cho các doanh nghiệp, có thể bị điều tra về bán phá giá, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại nhiều hơn.

Do đó nếu doanh nghiệp chưa chủ động được các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ mình, cũng như chưa kịp thời kiến nghị các cơ quan nhà nước thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại, điều đó làm ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, thậm chí một số doanh nghiệp còn bị mất thị phần. Ngoài ra có thể làm nảy sinh các vấn đề liên quan đến lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp xuất hiện, gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

“Hội nghị này giúp các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nắm bắt được và sử dụng có hiệu quả các công cụ về phòng vệ thương mại để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình. Đồng thời, xây dựng được có các phương án dự phòng trong chiến lược phát triển sản xuất, xuất khẩu, đa dạng hóa sản phẩm và thị trường xuất khẩu để ứng phó với phòng vệ thương mại từ các nước”, Giám đốc Sở Công Thương Thừa Thiên Huế cho biết thêm.

Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại tự do với 55 đối tác thương mại thông qua ký kết 15 hiệp định thương mại tự do (FTA) và đang đàm phán 2 FTA. Trong số 14 FTA đã có hiệu lực, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) là 3 FTA thế hệ mới…

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Phòng vệ thương mại trong CPTPP

Tin cùng chuyên mục

Kết quả rà soát lần thứ hai áp dụng chống bán phá giá đối với thép hình chữ H

Indonesia gia hạn biện pháp tự vệ đối với sản phẩm hạt nhựa EPS

Canada khởi xướng rà soát ghế bọc đệm nhập khẩu từ Việt Nam

Canada khởi xướng điều tra chống lẩn tránh đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc từ Việt Nam

Kính nổi xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị yêu cầu điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp

Cục Phòng vệ thương mại khánh thành ‘Lớp học hạnh phúc’ tại Điện Biên

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam

Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyester

Kinh nghiệm ứng phó điều tra phòng vệ thương mại từ ngành nhôm Việt Nam

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội ứng phó điều tra phòng vệ thương mại

Kết quả điều tra rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội

Indonesia điều tra gia hạn áp thuế tự vệ toàn cầu đối với một số sản phẩm may mặc

Doanh nghiệp phải sẵn sàng nguồn lực trước nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại tại thị trường Hoa Kỳ

Malaysia điều tra rà soát hành chính thuế chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội

Philippines khởi xướng điều tra tự vệ đối với sản phẩm xi măng nhập khẩu

Lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận đề nghị miễn trừ chống bán phá giá thép hợp kim trước ngày 1/12