Cảnh báo sớm giúp doanh nghiệp thuỷ sản vượt qua khó khăn

Những cảnh báo sớm về nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại sẽ giúp các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam có sự chuẩn bị tốt nhằm vượt qua các vụ kiện.
Doanh nghiệp thuỷ sản kỳ vọng lớn ở thị trường nội địa Xây dựng hệ sinh thái ngành thủy sản - ‘chìa khóa’ giải ‘bài toán’ tăng cơ hội tận dụng FTA Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Sự hỗ trợ tích cực từ Bộ Công Thương

Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của xuất khẩu thủy sản Việt Nam, chiếm gần 20% kim ngạch xuất khẩu cả ngành, đặc biệt là mặt hàng tôm và cá tra. Tuy nhiên trong hơn 20 năm qua, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm và cá tra Việt Nam phải luôn đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp tại thị trường này.

Ứng phó thành công với các vụ điều tra phòng vệ thương mại cần sự đồng lòng của các doanh nghiệp
Ứng phó thành công với các vụ điều tra phòng vệ thương mại cần sự đồng lòng của các doanh nghiệp

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), mặt hàng cá tra Việt Nam đã bị Hoa Kỳ tiến hành điều tra và áp thuế phá giá từ năm 2003 và mặt hàng tôm từ năm 2004. Tính đến nay, Việt Nam đã trải qua 21 kỳ xem xét hành chính hàng năm, kết quả xem xét cũng thay đổi hàng năm và phụ thuộc nhiều vào cách tính, cách lựa chọn bị đơn bắt buộc và cách quyết định quốc gia thay thế của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC).

Bên cạnh đó, do Hoa Kỳ chưa công nhận có nền kinh tế thị trường của Việt Nam, nên Bộ Thương mại Hoa Kỳ lựa chọn quốc gia có nền kinh tế tương đương, có số lượng nhà sản xuất đáng kể và tương đồng với Việt Nam để quyết định làm quốc gia thay thế tính mức thuế chống bán phá giá chống bán phá giá cho Việt Nam. Trên thực tế, Bộ Thương mại Hoa Kỳ không chọn quốc gia cố định mà thay đổi theo từng kỳ rà soát, điều này khiến cho các doanh nghiệp luôn luôn bị động.

Có thể nói, việc đối diện với các vụ điều tra phòng vệ thương mại, cùng với các rào cản kỹ thuật, quy định xuất xứ theo Chương trình giám sát thuỷ sản nhập khẩu của Hoa Kỳ (SIMP), theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam sẽ là khó khăn và trở ngại cho các doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản vào Hoa Kỳ, cũng như còn giảm sức cạnh tranh của thủy sản Việt Nam so với các quốc gia khác.

Trong thời gian qua, theo ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), Bộ Công Thương, cụ thể là Cục Phòng vệ thương mại đã đồng hành, hỗ trợ Hiệp hội, doanh nghiệp thuỷ sản rất nhiều. Theo đó, Hiệp hội và các doanh nghiệp đã luôn nhận được sự quan tâm và hỗ trợ tích cực của Cục Phòng vệ thương mại trong quá trình tham gia vụ kiện chống bán phá và chống trợ cấp. Thông qua đó đã góp sức cho doanh nghiệp thuỷ sản nâng cao năng lực cạnh tranh nhất định trong xuất khẩu và duy trì thị phần của mình.

Đồng thời, trong các vụ kiện chống bán phá giá tôm và cá tra, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam luôn là đầu mối đứng ra tổ chức họp thường xuyên với các doanh nghiệp để trao đổi chiến lược tham gia phù hợp cho từng kỳ rà soát, thu thập các số liệu bán hàng của các doanh nghiệp tham gia vụ kiện hàng tháng, thống kê doanh số bán hàng. Thông qua số liệu từ đó đưa ra các đánh giá tình hình tham gia từng đợt rà soát và có sự chuẩn bị kịp thời.

Như vậy, với sự đồng hành của Bộ Công Thương, Cục Phòng vệ thương mại, sự tích cực, chủ động của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã hỗ trợ các doanh nghiệp thuỷ sản ứng phó và vững vàng hơn trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại của thị trường Hoa Kỳ cũng như các thị trường xuất khẩu khác.

Doanh nghiệp phải chủ động theo đuổi các vụ kiện

Thời gian tới, để tiếp tục duy trì hoạt động xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, việc nâng cao năng lực ứng phó điều tra phòng vệ thương mại của doanh nghiệp thuỷ sản theo Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam cần phải đẩy mạnh.

ông Nguyễn Hoài Nam – Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP)
Ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP). Ảnh: TTXVN

Đặc biệt, ông Nguyễn Hoài Nam cho rằng, phải có đồng lòng nhất trí, cùng ngồi lại của doanh nghiệp trong ngành khi có vụ việc xảy ra. Điều này minh chứng từ kết quả của các vụ kiện tôm Việt Nam có được kết quả tương đối khả quan như hiện nay là nhờ sự đồng lòng của các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp cần chủ động về kế hoạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ về sản lượng, loại sản phẩm, và giá bán,... Cũng như phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng các hồ sơ kỹ thuật và kế toán của doanh nghiệp. Các thông tin doanh nghiệp cần được hệ thống hóa từ khâu từ ao nuôi, thu hoạch, nguyên vật liệu đầu vào, chi phí sản xuất, bảo quản, định mức khấu hao, nhân công, các chi phí phụ khác,... Trong quá trình cung cấp thông tin điều tra, doanh nghiệp phải tham gia trả lời các câu hỏi của Bộ Thương mại Hoa Kỳ đúng thời hạn, có nguồn quỹ sẵn sàng để thuê luật sư tư vấn pháp lý khi tham gia vụ kiện.

Thời gian tới, ở góc độ ngành hàng, ông Nguyễn Hoài Nam cho rằng, Cục Phòng vệ thương mại sẽ tiếp tục là chủ công trong ứng phó phòng vệ thương mại. Vì thế, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm của Bộ Công Thương và Cục Phòng vệ thương mại trong cập nhật thông tin, tình hình diễn biến của các vụ kiện chống bán phá giá tại Hoa Kỳ và các thị trường khác.

Đặc biệt, theo ông Nguyễn Hoài Nam, Cục Phòng vệ thương mại cần tiếp tục tăng cường những cảnh báo sớm về nguy cơ bị điều tra cho các doanh nghiệp Việt Nam, điều này sẽ giúp các doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt nhằm vượt qua các vụ kiện và đạt được kết quả tốt nhất.

Đồng thời, việc phối hợp nghiên cứu và có đánh giá đầy đủ về những lợi ích mang lại từ việc Hoa Kỳ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đối với từng ngành hàng xuất khẩu riêng biệt. “Chúng tôi sẽ luôn đồng hành để công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Dù có thể mất nhiều thơi gian, nguồn lực nhưng đây là vấn đề hết sức quan trọng”- ông Nam nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP): Bộ Công Thương, cụ thể là Cục Phòng vệ thương mại đã luôn đồng hành, hỗ trợ Hiệp hội, doanh nghiệp thuỷ sản trong quá trình tham gia vụ kiện chống bán phá và chống trợ cấp. Thông qua đó đã góp sức cho doanh nghiệp thuỷ sản nâng cao năng lực cạnh tranh nhất định trong xuất khẩu và duy trì thị phần của mình.
Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phòng vệ thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

HCM CITY EXPORT 2025 được số hóa trên thương mại điện tử

HCM CITY EXPORT 2025 được số hóa trên thương mại điện tử

Lần đầu tiên HCM CITY EXPORT 2025 tổ chức song song triển lãm số trên nền tảng thương mại điện tử Arobid, tạo thêm không gian, cơ hội giao thương quốc tế.
Gạo Séng Cù Điện Biên: “Viên ngọc quý” của Tây Bắc

Gạo Séng Cù Điện Biên: “Viên ngọc quý” của Tây Bắc

Để gạo Séng Cù tỉnh Điện Biên vững mạnh trên trường quốc tế, cần một chiến lược định vị thương hiệu bài bản, kết hợp cùng các giải pháp nâng cao chất lượng.
Xuất khẩu sầu riêng ‘bớt nóng’

Xuất khẩu sầu riêng ‘bớt nóng’

Trung Quốc siết kiểm tra vàng O và Cadimi khiến xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam chậm lại. Đây cũng là thời điểm sốc lại ngành hàng này sau thời gian tăng nóng.
Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến, mở rộng thị trường xuất khẩu

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến, mở rộng thị trường xuất khẩu

Để mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, Bình Dương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó chú trọng đẩy mạnh xúc tiến thương mại.
Doanh nghiệp nữ cần làm gì để tăng doanh thu nhờ kinh doanh trên thương mại điện tử?

Doanh nghiệp nữ cần làm gì để tăng doanh thu nhờ kinh doanh trên thương mại điện tử?

Thương mại điện tử phát triển, việc mở rộng thị trường thông qua các nền tảng trực tuyến đang trở thành xu hướng tất yếu, đặc biệt với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tin cùng chuyên mục

Sở Công Thương Gia Lai gặp gỡ doanh nghiệp Nhật Bản

Sở Công Thương Gia Lai gặp gỡ doanh nghiệp Nhật Bản

Sở Công Thương Gia Lai gặp gỡ doanh nghiệp Nhật Bản để bàn về các vấn đề liên quan đến xúc tiến thương mại cho các sản phẩm của tỉnh vào thị trường Nhật Bản.
Mật ong, thủy sản Việt Nam tuân thủ quy định kiểm soát dư lượng của EU

Mật ong, thủy sản Việt Nam tuân thủ quy định kiểm soát dư lượng của EU

Việt Nam tuân thủ đúng các quy định của châu Âu về kiểm soát dư lượng trong hai lĩnh vực mật ong, thủy sản của EU.
Vì sao Việt Nam lọt top 30 tăng trưởng thương mại cao nhất toàn cầu?

Vì sao Việt Nam lọt top 30 tăng trưởng thương mại cao nhất toàn cầu?

Việt Nam đã ghi dấu ấn khi góp mặt trong top 30 quốc gia có tăng trưởng thương mại cao nhất thế giới, theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Thương mại thế giới.
Điện Biên: Ứng dụng công nghệ cao, gỡ đầu ra cho sản phẩm chủ lực

Điện Biên: Ứng dụng công nghệ cao, gỡ đầu ra cho sản phẩm chủ lực

Với sự quyết tâm của tỉnh Điện Biên, từ việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp là yếu tố then chốt gỡ khó đầu ra cho sản phẩm địa phương.
Tiền Giang: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP

Tiền Giang: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP

Nhằm hỗ trợ hiệu quả cho các sản phẩm OCOP, công tác xúc tiến thương mại và thương mại hóa sản phẩm đã được tỉnh Tiền Giang triển khai tích cực, hiệu quả.
HCMC FOODEX 2025: Thúc đẩy giao thương quốc tế ngành thực phẩm

HCMC FOODEX 2025: Thúc đẩy giao thương quốc tế ngành thực phẩm

Triển lãm Quốc tế ngành Lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh - HCMC FOODEX 2025 mang đến cơ hội cho doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, thúc đẩy giao thương quốc tế.
Giá gạo Nhật Bản tăng

Giá gạo Nhật Bản tăng 'sốc', gạo Việt liệu có cơ hội?

Tại Nhật Bản, thiếu hụt nguồn cung đẩy giá gạo trong nước tăng cao. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu, liệu đây có là cơ hội cho gạo Việt?
Nhiều giải pháp xúc tiến xuất khẩu thuỷ sản sang Na Uy

Nhiều giải pháp xúc tiến xuất khẩu thuỷ sản sang Na Uy

Na Uy là thị trường rất lớn cho sản phẩm tôm Việt Nam. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại sẽ gia tăng kim ngạch thương mại thủy sản Việt Nam - Na Uy.
Chuỗi triển lãm bao bì, nhựa, cao su, đồ uống hút khách

Chuỗi triển lãm bao bì, nhựa, cao su, đồ uống hút khách

Chuỗi triển lãm quốc tế bao bì, plastic; triển lãm ngành nhựa và cao su; triển lãm ngành đồ uống đang diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh thu hút đông khách tham quan.
Thương mại điện tử

Thương mại điện tử 'mở đường' cho doanh nghiệp nữ Việt Nam

Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp nữ Việt Nam mở rộng thị trường EU, nâng cao năng lực xuất khẩu và gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Xúc tiến thương mại thúc đẩy ngành thực phẩm, đồ uống ‘hội nhập

Xúc tiến thương mại thúc đẩy ngành thực phẩm, đồ uống ‘hội nhập'

Triển lãm Food & Hospitality Hanoi 2025 được đánh giá là hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng, thúc đẩy ngành thực phẩm, đồ uống ‘hội nhập’ sâu rộng.
Giá xuất khẩu hạt tiêu tăng mạnh 68%

Giá xuất khẩu hạt tiêu tăng mạnh 68%

Hai tháng đầu năm 2025, giá trung bình xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt 6.763 USD/tấn, tăng 68% so với cùng kỳ năm 2024.
Doanh nghiệp thép với loạt khó khăn từ thị trường xuất khẩu

Doanh nghiệp thép với loạt khó khăn từ thị trường xuất khẩu

Theo các chuyên gia, năm 2025, ngành thép sẽ đối mặt với loạt khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo đó, việc đảm bảo và mở rộng thị trường ngày càng cấp thiết.
Sóc Trăng: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại

Sóc Trăng: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại

Năm 2025, tỉnh Sóc Trăng tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia các hội chợ thương mại.
Brazil tăng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam

Brazil tăng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam

Brazil cũng tăng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam với mức tăng 53,8% về lượng và 38,6% về trị giá so với năm 2023, đạt 50,5 nghìn tấn, trị giá 136,6 triệu USD.
Xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ 2 tháng gặp nhiều thuận lợi

Xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ 2 tháng gặp nhiều thuận lợi

Hai tháng đầu năm 2025, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,45 tỷ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ.
Nhiều hiệp hội, ngành hàng kiến nghị Tổng Bí thư về nút thắt công bố sản phẩm hàng hóa

Nhiều hiệp hội, ngành hàng kiến nghị Tổng Bí thư về nút thắt công bố sản phẩm hàng hóa

9 hiệp hội, hội ngành nghề đã chỉ ra nhiều bất cập trong quy định công bố hợp quy sản phẩm hàng hóa và kiến nghị Tổng Bí thư về quy định này.
Ngày đầu Hải quan triển khai mô hình tổ chức mới, xuất nhập khẩu đạt 1,05 tỷ USD

Ngày đầu Hải quan triển khai mô hình tổ chức mới, xuất nhập khẩu đạt 1,05 tỷ USD

Thông tin vào sáng 16/3, Cục Hải quan cho biết, ngày đầu Cục Hải quan triển khai theo mô hình tổ chức bộ máy mới, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1,05 tỷ USD.
Việt Nam là thị trường cung cấp chè thứ 14 cho Anh

Việt Nam là thị trường cung cấp chè thứ 14 cho Anh

Năm 2024, Việt Nam là thị trường cung cấp chè lớn thứ 14 cho Anh, đạt 994 tấn, trị giá 2,01 triệu USD, tăng 356% về lượng và 143,2% về trị giá so với cùng kỳ.
Doanh nghiệp cần lưu ý gì về thủ tục xuất nhập khẩu mới của Singapore?

Doanh nghiệp cần lưu ý gì về thủ tục xuất nhập khẩu mới của Singapore?

Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, nước này đã áp dụng một số quy định mới trong thủ tục xuất nhập khẩu, đồng thời đang tham vấn về một số vấn đề liên quan.
Mobile VerionPhiên bản di động