Thứ hai 23/12/2024 01:10

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

10 tháng năm 2024, tình hình phát triển kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế có bước tăng trưởng khá, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD, tăng hơn 17%.

Tại buổi họp báo thường kỳ UBND tỉnh Thừa Thiên Huế diễn ra chiều ngày 1/11, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế Phan Quốc Sơn cho biết, tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 108,8 triệu USD, tăng 1,95% so với tháng trước và tăng 33,5% so với cùng kỳ. Lũy kế 10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu ước hơn 1 tỷ USD (1.008,7 triệu USD), tăng 17,5% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 63,96 triệu USD, giảm 30% so với tháng trước và tăng 13,7% so với cùng kỳ; lũy kế 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 836,5 triệu USD, tăng 47,5% so với cùng kỳ.

Tàu container bốc dỡ hàng hoá tại cảng Chân Mây, Thừa Thiên Huế

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10/2024 ước tăng 18,4% so với cùng kỳ; lũy kế 10 tháng năm 2024 ước tăng 5,4% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tăng 6,7%. Một số sản phẩm chủ yếu có sản lượng tăng so với cùng kỳ gồm: Bia tăng 0,9%; quần áo lót tăng 6,8%; dăm gỗ tăng 8,5%. Các sản phẩm công nghiệp có mức sản xuất giảm so cùng kỳ: Tôm đông lạnh giảm 14,7%; xi măng giảm 4,3%; điện sản xuất giảm 5,3%;...

Tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng xã hội 10 tháng ước đạt 47.293 tỷ đồng, tăng 14,8% so cùng kỳ; doanh thu vận tải, bốc xếp do địa phương quản lý ước đạt 4.434 tỷ đồng, tăng 15,6% so với cùng kỳ. Tổng dư nợ tín dụng đạt 80.279 tỷ đồng, tăng 3,24% so với cuối năm 2023, tỷ lệ nợ xấu ở mức 2%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 ước tăng 0,41% so với tháng trước, bình quân 10 tháng ước tăng 3,9% so với cùng kỳ.

Luỹ kế 10 tháng năm 2024, lượng khách du lịch ước đạt 3.254 nghìn lượt, tăng 26,8% so với cùng kỳ; trong đó, khách quốc tế ước đạt 1.084 nghìn lượt, tăng 31,5%; doanh thu từ du lịch ước đạt 6.662 tỷ đồng, tăng 14,3% so với cùng kỳ.

Cũng theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã cấp mới cho 35 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 6.137,5 tỷ đồng (trong đó, có 13 dự án FDI với vốn đăng ký 36,1 triệu USD), tăng 16 dự án và tăng 1.068 tỷ đồng vốn đăng ký so với cùng kỳ. Có 1.141 doanh nghiệp thành lập mới với vốn đăng ký 2.697,3 tỷ đồng, tăng 16,8% về lượng nhưng giảm 69% về vốn so với cùng kỳ.

Về nhiệm vụ những tháng cuối năm 2024, tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung khắc phục, nâng cấp, sửa chữa một số tuyến đường giao thông, tuyến đê điều, hệ thống thủy lợi, sạt lở bờ sông, bờ biển,… do bão số 6 gây ra. Tăng cường công tác kiểm tra, đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập trong mùa mưa bão; đảm bảo công tác dự trữ hàng hóa phục vụ phòng chống bão lụt.

Bên cạnh đó, sẵn sàng các điều kiện tổ chức thành công các hoạt động Lễ hội “Mùa đông xứ Huế”. Triển khai kế hoạch tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025 gắn với kỷ niệm 50 năm giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế. Theo dõi chặt chẽ thị trường, giá cả hàng hóa, bảo đảm cân đối cung - cầu, điều hành giá; đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong những tháng cuối năm, đặc biệt là Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Đồng thời, nâng cao hiệu quả 4 Tổ công tác giám sát, quản lý dự án đầu tư của UBND tỉnh để tháo gỡ ngay khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án đầu tư trên địa bàn….

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: kim ngạch xuất khẩu

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản