Thứ ba 24/12/2024 06:09

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh xoá nhà tạm, giải quyết việc làm cho người dân

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình tại cuộc họp giao ban các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Ngày 1/4, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức họp giao ban đánh giá tình hình thực hiện 2 Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế cùng đại diện các Sở, ban ngành kiểm tra Chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện A Lưới (Ảnh: CTV).

Tại phiên họp, đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, căn cứ nguồn vốn được Trung ương phân bổ hàng năm, đơn vị đã phối hợp với sở ngành liên quan tham mưu HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành các Nghị quyết, Quyết định về giao vốn thực hiện chương trình. Trên cơ sở các Quyết định giao vốn của UBND tỉnh, các địa phương đã ban hành các Quyết định giao vốn cho các phòng chuyên môn, đơn vị liên quan và UBND cấp xã thực hiện.

Để đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo năm 2024, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các địa phương thực hiện một số nội dung như tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn được phân bổ theo quy định; chịu trách nhiệm toàn diện trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia. Cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp thực hiện, giải ngân chậm, gắn với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao; Kịp thời xây dựng kế hoạch giải ngân nguồn kinh phí được phân bổ năm 2024.

Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đã tổ chức đoàn kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số tại các địa phương như huyện A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc, thị xã Hương Trà. Theo đánh giá, các dự án cơ bản đang trong quá trình xây dựng Kế hoạch, phê duyệt dự toán để triển khai thực hiện; triển khai một số dự án nổi bật như hỗ trợ nhà ở; 2 dự án bố trí ổn định dân cư của huyện Nam Đông triển khai đảm bảo tiến độ, Dự án bố trí ổn định dân cư Quảng Nhâm, huyện A Lưới; đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý tại huyện A Lưới…

Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình, đề nghị các cơ quan, đơn vị chủ trì các chương trình mục tiêu quốc gia cần thường xuyên rà soát, bám sát kế hoạch việc thực hiện. Có kế hoạch chi tiết về giải ngân nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải triển khai thực hiện phần mềm quản lý dữ liệu. Bên cạnh đó có giám sát, kiểm tra việc thực hiện của các đơn vị, địa phương. Qua đó, chú trọng đến tiến độ phân bố nguồn lực của các chương trình mục tiêu quốc gia.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình, yêu cầu các đơn vị, địa phương cần tập trung các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án các chương trình mục tiêu quốc gia. Rà soát, xây dựng kế hoạch giải ngân nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia. Cần xây dựng kế hoạch cụ thể và chi tiết trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

“Trong khi thực hiện cần đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho người dân, tạo điều kiện hỗ trợ, đẩy mạnh tạo sinh kế cho người dân. Tập trung thực hiện các nhóm nhiệm vụ, các dự án triển khai thực hiện tại các đơn vị, địa phương. Kịp thời có hướng dẫn cho các địa phương trong việc triển khai thực các chương trình mục tiêu quốc gia một cách hiệu quả và đồng bộ”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình lưu ý.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển