Thứ bảy 23/11/2024 08:59

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ rào cản, khó khăn, đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi số để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế, hiện có hơn 6.000 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Thời gian qua, bên cạnh những nỗ lực của chính quyền, các doanh nghiệp cũng đã chủ động trong tiếp cận các sàn giao dịch điện tử, vận dụng nền tảng chuyển đổi số để tăng doanh thu, đổi mới phương thức sản xuất phù hợp... tạo tiền đề thúc đẩy phục hồi phát triển kinh tế và là động lực cho phát triển kinh tế số tại Thừa Thiên Huế.

Các đại biểu thăm quan các gian hàng trưng bày tại Tuần lễ Chuyển đổi số - Huế 2023

Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, để phát triển kinh tế số và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần thực hiện thành công kế hoạch chuyển đổi số, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và các sở, ngành liên quan đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

Cụ thể, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn nhằm phổ biến, chuyển đổi nhận thức về kinh tế số, chuyển đổi số trong doanhnghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh. Qua đó, đã góp phần làm thay đổi nhận thức của doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia về tầm quan trọng cũng như lợi ích, sự cần thiết của chuyển đổi số mang lại, việc ứng dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi số là “chìa khóa” nhằm giúp doanh nghiệp phục hồi và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng chữ ký số công cộng; hỗ trợ chi phí hóa đơn điện tử được triển khai thực hiện kể từ năm 2019 ngay từ khi Chính phủ khởi động Đề án “Chuyển đổi số Quốc gia”; chính sách hỗ trợ “100 doanh nghiệp chuyển đổi số trong 100 ngày”, hỗ trợ DN tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử...

Các lớp tập huấn kỹ năng bán hàng trên các sàn thương mại điện tử cho doanh nghiệp Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu cả nước trong ban hành các chính sách tăng cường hỗ trợ doanhnghiệp tiếp cận với các chính sách của Nhà nước, tiến đến tháo gỡ các rào cản, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

Từ đầu năm 2023 đến nay, đã thực hiện hỗ trợ chữ ký số, hoá đơn điện tử cho hơn 500 doanh nghiệpvới tổng kinh phí hỗ trợ hơn 1 tỷ đồng; hỗ trợ chi phí kế toán cho 36 doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh với tổng kinh phí 170 triệu đồng. Đồng thời, đã tổ chức các khóa đào tạo chuyên đề về thương mại điện tử với sự tham gia của gần 300 lượt doanh nghiệp về Kỹ năng bán hàng online, Làm chủ CHAT GPT, “Thương mại điện tử về Tiếp thị Kỹ thuật số”, “Thương mại điện tử về Tiếp thị Kỹ thuật số”…

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng được Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các đơn vị liên quan mời các chuyên gia hàng đầu về marketing digital, các nhà quản lý các nền tảng số như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Facebook, Google, Zalo, Tiktok để hướng dẫn theo hình thức “bắt tay chỉ việc”. Chương trình huấn luyện đi từ cơ bản đến chuyên sâu, từ việc hướng dẫn mở gian hàng trên các sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) đến việc chăm sóc khách hàng và tinh gọn bộ máy phát triển kênh TMĐT.

Ông Lê Văn Cường - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế cho biết, đến nay phần lớn các doanh nghiệp đã ứng dụng các phần mềm, giải pháp vào hoạt động quản lý bán hàng trực tuyến, đa kênh, tiếp thị, quản lý quan hệ khách hàng, quản trị kênh phân phối,… Nhiều doanh nghiệpđang trực tiếp kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử như TikTok, Facebook, Google, Sendo, Tiki, Lazada, Shopee; hầu hết doanh nghiệp đều trang bị và sử dụng chữ ký số; giúp tiết kiệm nhân lực, chi phí và tăng cường tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên; góp phần gia tăng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp đối với khách hàng và nhà đầu tư.

Các doanh nghiệp triển khai live stream, bán hàng qua mạng thông qua nền tảng số

Các hoạt động chuyển đổi mô hình bán hàng, tiếp thị, quản trị và vận hành, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh nhận thấy chuyển đổi số là một cơ hội để sáng tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới, hướng tới thay đổi bản chất doanh nghiệp. Điều này đang góp phần tạo ra các doanh nghiệp số, logistic, giao nhận, thương mại, xuất nhập khẩu, nhà hàng, khách sạn, du lịch... hoạt động theo những phương thức mới, dựa trên việc kết nối các hệ thống công nghệ, dữ liệu và xử lý thông tin tự động.

Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện những chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận đầu tư, cũng như giải quyết các thủ tục hành chính liên quan như, thành lập tổ công tác đặc biệt về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa quy trình, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính bảo đảm thuận lợi nhất cho tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tham gia đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ các nhà đầu tư sớm hoàn thiện các thủ tục về đất đai đối với các dự án đã hoàn thành công tác lựa chọn nhà đầu tư…

Ông Phan Quý Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, thời gian tới, ngoài việc thực hiện các chính sách theo quy định của Trung ương, tỉnh sẽ giao các ngành có liên quan nghiên cứu, rà soát nhằm hỗ trợ thêm cho các doanh nghiệp về lãi suất vay vốn tại các ngân hàng thương mại, giảm thêm thuế giá trị gia tăng, ưu tiên bố trí ngân sách hỗ trợ cho vay giải quyết việc làm, đầu tư trang thiết bị, chuyển đổi số doanh nghiệp…

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ