Thứ năm 28/11/2024 12:42

Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Công Thương nói gì về EVFTA và EVIPA?

Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư Quảng Ngãi 2019 vào chiều 2/7, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công Thương đã nói về sự kiện ký kết Hiệp định Thương mại tự do ( EVFTA ) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVIPA).

Đánh giá vai trò quan trọng của các Hiệp định thương mại vừa được ký kết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: "Việt Nam thúc đẩy điều này một cách mạnh mẽ và liên tục với nhiều biện pháp để châu Âu hiểu rằng, chúng ta đang hội nhập, đủ tiêu chuẩn để cùng với châu Âu làm nên những việc lớn. Việc ký kết thành công Hiệp định này có công sức của nhiều bộ, ngành; trong đó Bộ Công Thương đóng góp phần quan trọng”.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham quan Cảng Chu Lai- Trường Hải

"Hiện nước ta đã có 13 FTA, đây là cơ hội thị trường cho những doanh nghiệp trong ngoài nước ngày càng rộng lớn. Vì vậy các địa phương phải có những sản phẩm trong nước để xuất khẩu và phục vụ cho người dân Việt Nam. Trong đó, việc phát triển kinh tế trong nước vô cùng quan trọng nếu không chúng ta không đứng vững trên đôi chân của mình" - Thủ tướng lưu ý.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết thêm: Với Hiệp định EVFTA vừa ký kết, nâng tầm quan hệ của Việt Nam và Liên minh châu Âu lên tầm đối tác thật sự, đặc biệt. Những nền tảng hiện nay Việt Nam đủ những hành trang và công cụ quan trọng để đi vào giai đoạn phát triển mới, hướng tới tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng tạo ra những động lực mới trong phát triển.

“Với Hiệp định Thương mại tự do CPTPP, chúng ta tiếp cận với thị trường có tổng giá trị GDP gần 10.000 tỷ USD thì khu vực nền kinh tế của EU có tổng giá trị GDP là 18.000 tỷ USD, cộng hai khu khu vực lại cho biết xuất khẩu nông sản và thủy sản Việt Nam chiếm 35% tổng kim ngạch. Điều đó cho thấy nhiều cơ hội đang đặt ra rất lớn phía trước cho cả nước, cho từng địa phương”- Bộ trưởng chia sẻ.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh

Theo Bộ trưởng: "Thời gian tới là giai đoạn cần bám sát chặt chẽ những chỉ đạo của Chính phủ, đặc biệt là trong chương trình hành động mà Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương xây dựng để khi hiệp định EVFTA được phê chuẩn, chúng ta có đủ những điều kiện và sẵn sàng khai thác tối đa những cơ hội và tiếp tục ứng phó với những hạn chế, những tác động nhiều chiều đối với đời sống của nhân dân cũng như với doanh nghiệp trong nước".

Bộ trưởng khẳng định quyết tâm của Bộ Công Thương dưới sự chỉ đạo chung của Thủ tướng Chính phủ sẽ đồng hành với các bộ ngành, cam kết với các địa phương tiếp tục xây dựng những chiến lược phát triển mang tính bền vững và có kế hoạch cụ thể.

Bộ trưởng cho rằng, trong thời gian tới, khi hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ có những làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ các nước trong khu vực và thế giới vào Việt Nam không chỉ trong lĩnh vực công nghiệp mà trong cả những lĩnh vực kinh tế có liên quan. Để khai thác một cách hiệu quả các lợi thế mà chúng ta đã có, các địa phương cần chủ động xây dựng những quy hoạch phát triển về các lĩnh vực ngành nằm trong quy hoạch tích hợp. Đồng thời chuẩn bị sẵn những điều kiện về đất đai, hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương.

Vệc ký kết Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu tạo ra nhiều cơ hội cho các địa phương phát triển kinh tế xã hội

“Đặc biệt, trong tầm nhìn liên kết khu vực, trong chuỗi giá trị phải tạo sự cộng hưởng với các địa phương khác, điều này cần sự nỗ lực của lãnh đạo địa phương, sự hỗ trợ hợp tác của các bộ, ngành cụ thể như trong lĩnh vực như logistics, thương mại, du lịch… Các bộ, ngành liên quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa để mang lại sự phát triển kinh tế bền vững cho từng địa phương cũng như của đất nước" - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh mong muốn.

Xuân Hoài- Thành Long
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định EVFTA

Tin cùng chuyên mục

Canada khởi xướng rà soát ghế bọc đệm nhập khẩu từ Việt Nam

Loạt triển lãm trong lĩnh vực Công Thương khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh

'Kết tinh' giá trị xuất khẩu từ những thương hiệu lớn

Phát triển thương mại điện tử: Cần cân nhắc đến yếu tố phát triển bền vững

Australia và Brazil là 2 thị trường nhập khẩu quặng và khoáng sản lớn nhất của Việt Nam

Khai mạc Triển lãm SFS 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

‘Bắt bệnh’ sức cạnh tranh của cá tra Việt

Xuất khẩu gạo: Lo ngại gặp khó tại thị trường trọng điểm

Gia Lai: Tăng cường hạ tầng dịch vụ logistic hỗ trợ cho thương mại điện tử

Thúc đẩy thương mại số cho các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo tại Việt Nam

Canada khởi xướng điều tra chống lẩn tránh đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc từ Việt Nam

Hội thảo 'Phát triển thương mại điện tử trong kỷ nguyên số' năm 2024

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu sản phẩm Việt

Ngày 1-2/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Diễn đàn kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024

90% doanh nghiệp do nữ lãnh đạo là doanh nghiệp vừa và nhỏ

Online Friday: Thúc đẩy sự bứt phá của thương mại điện tử Việt Nam

Ngành Công Thương Hà Nội đồng hành cùng doanh nghiệp hưởng ứng ngày Online Friday 2024

Kính nổi xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị yêu cầu điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ