Thứ năm 19/12/2024 20:15

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo toàn cầu

Sáng 18/11 (giờ địa phương), tại Rio de Janeiro, khai mạc Hội nghị thượng đỉnh G20, với chủ đề "Xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững".

Hội nghị có sự tham gia đông đảo nhất các nhà lãnh đạo từ trước đến nay, gồm 21 thành viên G20, 19 nước khách mời và 15 tổ chức quốc tế chủ chốt, được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tăng cường phối hợp chính sách vĩ mô trong giải quyết các thách thức phát triển cấp bách toàn cầu.

Nhận lời mời của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị.

Hội nghị mở đầu với Lễ phát động Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và phiên thảo luận về cuộc chiến chống đói nghèo. Tại đây, Tổng thống Brazil Lula da Silva khẳng định "xoá đói giảm nghèo không chỉ bảo đảm công bằng xã hội mà chính là điều kiện cốt lõi để xây dựng xã hội thịnh vượng và thế giới hoà bình", đồng thời, công bố danh sách các nước sáng lập Liên minh, trong đó có Việt Nam.

Tổng thống Brazil, Chủ tịch G20 Luiz Inácio Lula da Silva và Phu nhân đón Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Phát biểu tại phiên thảo luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các nước cần có quyết tâm chính trị cao hơn, nguồn lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn cho các chương trình, dự án cụ thể, thiết thực, hiệu quả hơn, bởi xóa đói nghèo không chỉ có ý nghĩa nhân văn cao cả, mà còn là một trong những nền tảng quan trọng nhất, tác động trực tiếp tới bảo đảm hoà bình, an ninh, ổn định trên toàn cầu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã nêu bật những thành tựu của Việt Nam như một hình mẫu thành công trong xóa đói giảm nghèo. Từ một nước nghèo đói, lạc hậu, bị tàn phá nặng nề sau gần 40 năm chiến tranh, 30 năm bị bao vây cấm vận, với đường lối đổi mới, Việt Nam đặt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, đi đôi với khắc phục thiếu hụt về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, môi trường sống và nhờ vậy đã về đích sớm 10 năm trong thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc. Trong đó tỷ lệ hộ nghèo giảm từ trên 58% vào đầu những năm 1990 xuống khoảng 1,9% năm 2024.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Việt Nam đã vươn lên thuộc nhóm các nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, nhất là lúa gạo. Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ xoá toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước trong năm 2025, về đích trước 5 năm so với mục tiêu đề ra.

Thủ tướng Chính phủ chia sẻ với các nước ba bài học kinh nghiệm của Việt Nam trong xóa đói giảm nghèo, đó là không hy sinh an sinh, tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần; đặc biệt coi trọng an ninh lương thực và xác định nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế; lấy con người làm trung tâm, chủ thể, ưu tiên đầu tư cho con người, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Tại phiên thảo luận, các nhà lãnh đạo nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của công cuộc xoá đói nghèo, thúc đẩy phát triển bao trùm. (Ảnh: BTC)

Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.

Thứ nhất là bảo đảm hoà bình, ổn định, hợp tác phát triển là điều kiện tiên quyết để xóa đói nghèo và phát triển bao trùm. Theo Thủ tướng, G20 cần phát huy vai trò đi đầu trong bảo đảm hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển, không chính trị hoá khoa học-công nghệ, các vấn đề phát triển, nhất là thương mại, nông nghiệp và an ninh lương thực.

Thứ hai là bảo đảm hệ thống nông - lương toàn cầu hiệu quả, ổn định, thích ứng và chống chịu với biến đổi khí hậu là nền tảng lâu dài. Thủ tướng kêu gọi G20 cần tăng cường chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, tài chính ưu đãi, quản trị thông minh cho các nước chậm và đang phát triển trong chuyển đổi nông nghiệp xanh, bền vững và hỗ trợ bảo đảm các chuỗi cung ứng lương thực cho các nước thu nhập thấp.

Thứ ba là bảo đảm đầu tư cho con người, lấy giáo dục đào tạo, an sinh xã hội là nhiệm vụ then chốt cho xây dựng xã hội hài hòa bao trùm, bền vững. Lấy người dân làm trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực và là nguồn lực cho phát triển bền vững; ưu tiên nguồn lực, xây dựng các chính sách thiết thực, khả thi, hiệu quả cho xoá đói, giảm nghèo, "không để ai bị bỏ lại phía sau".

Minh Quang
Bài viết cùng chủ đề: xóa đói giảm nghèo

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm: Văn phòng Trung ương Đảng phải là ‘túi khôn’ của Đảng

Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 khẳng định vai trò Việt Nam trong hợp tác quốc phòng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an khẩn trương điều tra vụ án đốt gây cháy quán cà phê tại Hà Nội

Tuyên Quang: Đảm bảo an ninh trật tự, kinh doanh hàng hoá dịp cuối năm

Nhân sự 18/12: Tỉnh ủy Hà Giang, Cà Mau thực hiện quy trình về công tác cán bộ

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Hoa Kỳ đẩy mạnh hợp tác thương mại, đầu tư tại Việt Nam

Quan hệ song phương Việt Nam - Lào là 'đặc biệt của đặc biệt'

Các tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc phải quyết liệt, bứt phá về kinh tế

Thủ tướng mong Học viện Kỹ thuật quân sự đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa

Tổng Bí thư Tô Lâm: Thanh niên Quân đội phải xây hoài bão lớn

Bộ Quốc phòng Italy cam kết sẽ tích cực phối hợp với Bộ Quốc phòng Việt Nam

Thủ tướng: Ngành văn hoá, thể thao và du lịch phải tăng tốc, bứt phá với tư duy đổi mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cán bộ Đoàn, Hội phải 'gian khổ thì đi trước, hưởng thụ thì đi sau'

Thanh niên Việt Nam yêu nước, đoàn kết, tự tin bước vào kỷ nguyên mới

Chủ tịch nước Lương Cường: Quân đoàn 12 cần nâng cao chất lượng bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho các nhiệm vụ

Đảng bộ Bộ Công Thương tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp

Hợp tác quốc phòng Việt Nam - Lào: Điểm sáng trong quan hệ song phương

Ngành công nghiệp văn hóa: Chuyển biến mạnh từ chính sách đến thực tiễn

Tổng Bí thư Tô Lâm dự phiên trọng thể Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX

Sẵn sàng cho cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025