Thủ tướng: Phải lo những vấn đề thiết thực, cụ thể với người lao động

Nhắc lại chuyến thị sát chiều 19/5/2018 khi đến kiểm tra việc xây dựng khu thiết chế công đoàn tại KCN Đồng Văn 2, Hà Nam, dự án đầu tiên trong chuỗi 50 dự án thiết chế của công đoàn tại các địa phương, Thủ tướng đặt câu hỏi: “Bao giờ khu nhà ở Hà Nam khánh thành”… 

Sáng 25/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc thường kỳ với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐ) để đánh giá kết quả thực hiện quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam năm 2018, trọng tâm phối hợp công tác năm 2019-2020.

thu tuong phai lo nhung van de thiet thuc cu the voi nguoi lao dong
Thủ tướng phát biểu tại cuộc làm việc

Tại cuộc làm việc lần trước, Thủ tướng đã kết luận giao 15 nhiệm vụ cho các cơ quan phối hợp xử lý các kiến nghị của Tổng Liên đoàn. Đến nay các cơ quan chức năng báo cáo đã thực hiện được 10 nhiệm vụ, đang thực hiện 5 nhiệm vụ.

Theo báo cáo của Tổng Liên đoàn, về chính sách khám chữa bệnh theo chế độ BHYT ngoài giờ làm việc, thời gian qua, Bộ Y tế, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc bố trí nhân lực, điều kiện vật chất để thực hiện việc khám chữa bệnh theo chế độ BHYT cho người lao động ngoài giờ, vào ngày nghỉ, ngày lễ, giải quyết quyền lợi về BHXH, BHYT cho người lao động.

Tuy nhiên, theo Tổng Liên đoàn, vẫn còn nhiều cơ sở khám chữa bệnh chưa triển khai thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt yêu cầu này, xuất phát từ các vấn đề về nhân lực, cơ sở vật chất, chế độ thanh toán thời giờ làm thêm quá thời gian quy định của pháp luật về lao động mang tính đặc thù của ngành y tế.

Trước phản ánh này, tại cuộc họp, Thủ tướng nhắc nhở đại diện Bộ Y tế là phải có kế hoạch thực hiện chủ trương nói trên, báo cáo Thủ tướng; giao Bộ Y tế nghiên cứu, trao đổi, hướng dẫn để đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu khám, chữa bệnh cho công nhân.

Về cơ chế chính sách liên quan đến dự án đầu tư xây dựng thiết chế của Công đoàn, Tổng Liên đoàn tập trung triển khai đầu tư thí điểm 1 dự án thiết chế Công đoàn tại tỉnh Hà Nam, để tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án tại Hà Nam, đến nay Tổng Liên đoàn cho biết gặp một số vướng mắc, khó khăn liên quan đến cơ chế chính sách, như về cơ chế giao đất; chủ thể ký hợp đồng cho thuê, bán căn hộ; nguồn vốn…

Sau khi nghe phản ánh này, Thủ tướng cho rằng, địa phương cần quan tâm vấn đề nhà ở công nhân, trong đó có việc bố trí quỹ đất, coi đây là nhiệm vụ quan trọng của địa phương. “Bây giờ tôi nói ví dụ như là những siêu thị bán lẻ cho công nhân làm ngoài giờ thì buổi khuya họ mới về thì anh phải trực để bán hàng. Người có thẻ đoàn viên Công đoàn thì anh miễn giảm 3-5% để ưu tiên chuyện này, từ mớ rau đến thực phẩm khác. Những việc rất cụ thể như vậy chứ không phải chúng ta nói việc trên trời về thiết chế công đoàn. Quyền lợi của người lao động trong chuyện này rất quan trọng mà chúng ta là người xử lý giải quyết, để đưa thiết chế công đoàn vào cuộc sống”, Thủ tướng nói.

“Bao giờ khu nhà ở Hà Nam khánh thành”, Thủ tướng nhắc lại chuyến thị sát chiều 19/5/2018 khi đến kiểm tra việc xây dựng Khu thiết chế công đoàn tại KCN Đồng Văn 2, Hà Nam, dự án đầu tiên trong chuỗi 50 dự án thiết chế của công đoàn tại các địa phương. Lãnh đạo Tổng Liên đoàn cho biết, cuối năm này sẽ có căn hộ đầu tiên bàn giao cho đoàn viên công đoàn. Từ kết quả này, Thủ tướng đề nghị Tổng Liên đoàn làm việc với 33 tỉnh, thành phố thống nhất quỹ đất, thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư thiết chế công đoàn…

thu tuong phai lo nhung van de thiet thuc cu the voi nguoi lao dong

Sau khi nghe các ý kiến trao đổi, kết luận phiên họp, Thủ tướng cho rằng các bộ, các ngành đã nghiêm túc thực hiện 15 nội dung đã được kết luận tại phiên họp trước, đã hoàn thành 10 nội dung, 5 nội dung đang triển khai. Thủ tướng đề nghị đưa 5 nội dung đang triển khai này vào văn bản nhằm thúc đẩy, đưa chủ trương đi vào cuộc sống, không để “nói mà không làm”.

Thủ tướng nêu rõ, công tác phối hợp được tăng cường, đi vào nề nếp, thực chất hơn, đạt được một số kết quả tích cực giúp mỗi bên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, góp phần vào những thành tựu chung của đất nước. Giai cấp công nhân, người lao động Việt Nam bằng sự cần cù, sáng tạo, miệt mài lao động, sản xuất, không ngừng vươn lên làm chủ công nghệ mới, làm ra nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh, góp sức cùng cả nước làm nên những chỉ số kinh tế - xã hội ấn tượng.

Theo Thủ tướng, 9 tháng năm 2019, kinh tế tăng trưởng trên tất cả lĩnh vực, dự kiến 12/12 chỉ tiêu năm nay đều đạt và vượt. Trong đó, chúng ta đã giải quyết cho 1 triệu người có việc làm mới. Môi trường kinh doanh được cải thiện nhanh, rõ nét, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao, được doanh nghiệp, người dân ghi nhận.

Mới đây, tạp chí US News &World Report vừa xếp hạng Việt Nam thuộc trong 20 quốc gia tốp đầu, đứng thứ 8/80 quốc gia có nền kinh tế tốt nhất để đầu tư, cao hơn cả Chile (9/80) và New Zealand (10/80).

Thủ tướng đánh giá Tổng Liên đoàn và các bộ, ngành đã tăng cường phối hợp trong việc tham gia xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, đặc biệt là các chính sách liên quan đến người lao động như xây dựng Bộ luật Lao động sửa đổi, Luật Công đoàn 2012 sửa đổi, tham gia xây dựng thực hiện Đề án của Chính phủ về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội… Đây được xem là sự phối hợp lớn nhất giữa hai bên.

Bên cạnh đó, cơ chế phối hợp giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật giữa Tổng Liên đoàn và các cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục được kết quả tốt, trong đó có việc giải quyết những vấn đề bức xúc liên quan trực tiếp đến người lao động.

Tuy nhiên, Thủ tướng nhìn nhận đời sống của một bộ phận người lao động vẫn còn khó khăn. Tình trạng trốn đóng BHXH, BHYT, nợ đọng, chiếm dụng tiền BHXH, BHYT ở các doanh nghiệp vẫn diễn ra ở một số địa phương. Việc xây dựng 50 thiết chế công đoàn còn gặp những vướng mắc về Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công. Vấn đề này chúng ta đã phát hiện và sẽ tiếp tục xử lý, Thủ tướng nói.

Về định hướng phối hợp thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ, sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại của đất nước, tác động của cuộc cách mạng 4.0 đặt ra cho đất nước và tổ chức công đoàn nhiều vấn đề phải suy nghĩ phối hợp giải quyết tốt hơn nữa, hiệu quả hơn nữa để giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, hiện đại, đi tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, là lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

Bên cạnh đó, giai cấp công nhân phải tiếp tục chủ động tiên phong trong tiếp cận tri thức mới, làm chủ khoa học công nghệ để khẳng định vị trí vai trò của mình.

Tổng Liên đoàn cần tiếp tục tham gia hiệu quả tích cực hơn nữa công tác xây dựng thể chế, thực hiện phản biện xã hội, nhất là đối với các chính sách liên quan đến người lao động và tổ chức công đoàn. Hai bên phải tập trung nghiên cứu kỹ việc sửa đổi Bộ luật Lao động, nhất là những nội dung quan trọng có ảnh hưởng tác động lớn đến xã hội như vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu, tăng số ngày nghỉ…

Phải quan tâm, lo những vấn đề thiết thực cụ thể với người lao động như bữa ăn hằng ngày, an toàn thực phẩm. Bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể và doanh nghiệp dịch vụ cung cấp suất ăn, chất lượng bữa ăn giữa ca của người lao động tại các KCN, khu chế xuất.

thu tuong phai lo nhung van de thiet thuc cu the voi nguoi lao dong

“Tôi cũng đề nghị các bộ có mặt hôm nay tiếp thu đầy đủ, phối hợp tốt hơn với TLĐLĐ Việt Nam để nghiên cứu, xem xét, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách lao động và việc làm, tạo động lực mạnh mẽ nâng cao năng suất lao động, đời sống người lao động ngày càng đầy đủ, sung túc hơn”, Thủ tướng nói.

Về đề nghị Thủ tướng tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành nghiên cứu hỗ trợ Tổng Liên đoàn từ 1.000 - 2.000 tỷ đồng để tập trung triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và các công trình hạ tầng xã hội tại 50 thiết chế của công đoàn, Thủ tướng đồng ý chủ trương, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu; rà soát, tổng hợp phương án phân bổ để ghi vốn trung hạn 2021-2025 một khoản kinh phí để hỗ trợ cho những thiết chế công đoàn.

Theo Báo điện tử Chính Phủ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sửa đổi Hiến pháp: Bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo thể chế sâu rộng

Sửa đổi Hiến pháp: Bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo thể chế sâu rộng

Theo Đại biểu Quốc hội, việc sửa đổi Hiến pháp là một bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo, thể chế sâu rộng, đặt nền móng pháp lý cho đổi mới tổ chức bộ máy.
Từ 6/5/2025, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Từ 6/5/2025, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo bắt đầu từ 6/5 sẽ tổ chức công bố lấy ý kiến nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Giám đốc Công an TP.HCM Lê Hồng Nam kiểm tra, chỉ đạo an ninh Đại lễ Vesak 2025

Giám đốc Công an TP.HCM Lê Hồng Nam kiểm tra, chỉ đạo an ninh Đại lễ Vesak 2025

Trung tướng Lê Hồng Nam chỉ đạo Công an TP.HCM sẵn sàng bảo vệ tuyệt đối an toàn Đại lễ Vesak 2025, diễn ra từ ngày 6 - 8/5/2025.
Tạo cơ chế linh hoạt triển khai nhà máy điện hạt nhân

Tạo cơ chế linh hoạt triển khai nhà máy điện hạt nhân

Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) quy định Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hành trình trọn đời vì dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hành trình trọn đời vì dân tộc

Cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là hành trình vượt gian nan, gắn bó máu thịt với nhân dân, cống hiến trọn vẹn vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Tin cùng chuyên mục

Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Chiều 5/5, Quốc hội thống nhất tuyệt đối việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013, đặt nền pháp lý mới cho bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu quả, phát triển đất nước.
Việt Nam tuân thủ Luật Biển để phát triển kinh tế biển bền vững

Việt Nam tuân thủ Luật Biển để phát triển kinh tế biển bền vững

Có đường bờ biển dài, Việt Nam tuân thủ luật pháp quốc tế hướng đến mục tiêu đưa đất nước thành quốc gia mạnh về biển, phát triển kinh tế bền vững dựa vào biển.
Chủ tịch nước: Việt Nam - Sri Lanka phấn đấu kim ngạch song phương đạt 1 tỷ USD

Chủ tịch nước: Việt Nam - Sri Lanka phấn đấu kim ngạch song phương đạt 1 tỷ USD

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Sri Lanka nhất trí thúc đẩy ký kết các thỏa thuận hợp tác kinh tế, phấn đấu đạt kim ngạch song phương đạt 1 tỷ USD.
Dự kiến địa phương nào giảm cấp xã, phường nhiều nhất?

Dự kiến địa phương nào giảm cấp xã, phường nhiều nhất?

Bộ Nội vụ cho biết, tất cả các tỉnh, thành đã gửi hồ sơ đề án sắp xếp đơn vị hành chính, gồm 23 hồ sơ cấp tỉnh và 63 hồ sơ cấp xã.
Chú trọng việc sắp xếp các tổ chức vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Chú trọng việc sắp xếp các tổ chức vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Tờ trình đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với trọng tâm là hai nhóm nội dung.
Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Cử tri mong có chính sách hỗ trợ cho cán bộ phải đi làm xa sau sáp nhập

Cử tri mong có chính sách hỗ trợ cho cán bộ phải đi làm xa sau sáp nhập

Cử tri và nhân dân băn khoăn, lo lắng, bức xúc về tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả: Sữa giả, thuốc giả, thực phẩm kém chất lượng...
Bộ Nội vụ lên tiếng về mộ

Bộ Nội vụ lên tiếng về mộ 'liệt sỹ 6 tuổi'

Thông tin về một "liệt sĩ 6 tuổi" đang lan truyền gây xôn xao nhưng phía Bộ Nội vụ khẳng định không có trường hợp nào như vậy.
Rà soát, phân định thẩm quyền 346 thủ tục hành chính

Rà soát, phân định thẩm quyền 346 thủ tục hành chính

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành rà soát và phân định thẩm quyền giải quyết 346 thủ tục hành chính tại cấp huyện.
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Tổng thống Sri Lanka

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Tổng thống Sri Lanka

Sáng ngày 5/5, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì lễ đón Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayaka thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Kinh tế khởi sắc song cần siết kỷ luật ngân sách, thúc đẩy đầu tư công

Kinh tế khởi sắc song cần siết kỷ luật ngân sách, thúc đẩy đầu tư công

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Quốc hội chỉ rõ, nền kinh tế đã khởi sắc, song cần siết kỷ luật ngân sách, thúc đầu tư công... để tạo đà bứt phá năm 2025.
Thủ tướng: Công nghiệp khởi sắc, thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Thủ tướng: Công nghiệp khởi sắc, thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, công nghiệp khởi sắc, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo tăng ở mức 2 con số (10,1%).
Thủ tướng nhắc 8 bộ, 11 địa phương chậm công khai thủ tục hành chính

Thủ tướng nhắc 8 bộ, 11 địa phương chậm công khai thủ tục hành chính

Thủ tướng yêu cầu 8 bộ, 11 địa phương công khai đầy đủ thủ tục hành chính nội bộ theo đúng yêu cầu của Chính phủ, khẩn trương hoàn thành trước ngày 8/5.
Quốc hội khai mạc kỳ họp lịch sử, tạo đột phá thể chế, dẫn lối kỷ nguyên số hóa

Quốc hội khai mạc kỳ họp lịch sử, tạo đột phá thể chế, dẫn lối kỷ nguyên số hóa

Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 9, Kỳ họp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Nhân dân ta, đất nước.
Tổng Bí thư chỉ đạo đổi mới: Ca sĩ, họa sĩ lên bục giảng

Tổng Bí thư chỉ đạo đổi mới: Ca sĩ, họa sĩ lên bục giảng

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm nói “dạy nhạc thì mời luôn ca sĩ, dạy vẽ thì mời họa sĩ”, đó không chỉ là lời gợi mở, mà là một chỉ đạo đổi mới giáo dục mạnh mẽ.
Đoàn đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đoàn đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 5/5, trước giờ khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng Đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sáng 5/5, khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Sáng 5/5, khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Sáng 5/5/2025, tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên trù bị và khai mạc trọng thể.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương sớm trình nội dung về chương trình kích cầu nội địa

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương sớm trình nội dung về chương trình kích cầu nội địa

Bộ Công Thương sớm trình nội dung về chương trình kích cầu nội địa. Bảo đảm điện năng, không để thiếu điện trong mọi tình huống.
Sửa Hiến pháp: Có thể lấy ý kiến người dân qua VNeID

Sửa Hiến pháp: Có thể lấy ý kiến người dân qua VNeID

Trong việc lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này, Chính phủ đề xuất ngoài hình thức truyền thống, có thể lấy ý kiến thông qua app VNeID.
Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV để sớm kiện toàn nhân sự

Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV để sớm kiện toàn nhân sự

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí với chủ trương báo cáo Quốc hội về việc rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân các cấp.
Mobile VerionPhiên bản di động