Thứ tư 20/11/2024 05:17

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo 6 tỉnh miền núi phía Bắc

Chiều tối ngày 7/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc với lãnh đạo 6 tỉnh là Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La về dự án phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo 6 tỉnh miền núi phía Bắc

Đại diện các tỉnh báo cáo với Thủ tướng, lãnh đạo tỉnh Lào Cai cho biết, Dự án Phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai tại 6 tỉnh vùng núi phía Bắc được thiết kế với 78 tiểu dự án tập trung vào lĩnh vực thủy lợi, chỉnh trị sông ngòi, kè chống sạt lở, đường giao thông. Tổng vốn đầu tư là hơn 2.900 tỷ đồng (14,3 tỷ Yên Nhật), trong đó vốn vay ODA của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) là 2.365 tỷ đồng.

Khi hoàn thành, dự án sẽ giúp cho khoảng 420.000 hộ hưởng lợi trực tiếp, có điều kiện tiếp cận dễ dàng với nơi cung cấp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, tiếp cận thị trường, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là tăng khả năng chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Dự án đã được chuẩn bị trong một thời gian dài, từ năm 2016. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị dự án đã thực hiện xong. Các tỉnh đề nghị Thủ tướng quan tâm xem xét, phê duyệt đề xuất dự án để triển khai các bước tiếp theo.

Phát biểu tại cuộc làm việc, Thủ tướng nhìn nhận đây là các tỉnh gặp nhiều khó khăn, chịu nhiều ảnh hưởng bởi thiên tai, do đó “có nguồn lực nào có thể tìm được để hỗ trợ các tỉnh, vùng bị thiên tai nói chung, biến đổi khí hậu nói riêng thì chúng ta làm hết sức mình”.

Ủng hộ kiến nghị của các tỉnh, Thủ tướng đề nghị tỉnh chịu trách nhiệm là chủ đầu tư, phải chuẩn bị đầu tư đúng quy định. Dự án cần tập trung vào lĩnh vực thủy lợi, giao thông để bảo đảm lưu thông hàng hóa và đi lại cho nhân dân bởi giao thông nhiều nơi hư hỏng hết sức nghiêm trọng.

Thủ tướng nêu rõ, dự án được triển khai ở các tỉnh đã có những đóng góp to lớn cả sức người và sức của trong cuộc kháng chiến chống Pháp, nhất là trong chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Do vậy, đây cũng là dự án mang ý nghĩa tri ân nhân dân, đồng bào các dân tộc nơi đây.

“Yêu cầu rất quan trọng là làm sao có hiệu quả, làm rõ trách nhiệm của từng khâu, từng việc trong quá trình đầu tư”, Thủ tướng nói. Bộ Tài chính cần tiếp tục đàm phán để mức lãi suất tốt nhất. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, thúc đẩy để dự án thành công.

Nhấn mạnh việc cần tìm các nguồn lực khác nhau để hỗ trợ cho các tỉnh này, Thủ tướng nêu rõ, cần chuẩn bị tốt, tập trung thực hiện hiệu quả dự án, tránh tình trạng kéo dài./.

CTĐT

Tin cùng chuyên mục

Thương nhớ Nậm Kéng

Người giữ lửa nghề thủ công truyền thống

Trao 600 suất quà cho người nghèo Xín Mần trong chương trình “Xuân biên cương, ấm lòng dân bản”

Bàn giải pháp thoát “lõi nghèo” cho vùng Trung du và miền núi Bắc bộ

Đêm hội “Trăng thu biên cương” tại xã Mồ Sì San

Quảng bá na, nông đặc sản Lạng Sơn đến người tiêu dùng Thủ đô

Lan tỏa mạnh mẽ “tuyệt kỹ” của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Tinh xảo kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng của đồng bào dân tộc Hmong trắng

Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Doanh nghiệp cần xác định rõ điểm mạnh, yếu

Tọa đàm: Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ miền núi

Lan tỏa nghệ thuật vẽ sáp ong của phụ nữ dân tộc Hmong hoa

Yên Bái: 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo

Tuyên Quang: Huy động mọi nguồn lực trong xã hội để giảm nghèo bền vững

Cần có Nghị quyết mới về bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Cần nhiều hơn chính sách ưu tiên cho phát triển tiểu thủ công nghiệp

Cải thiện sinh kế, bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Cargill khánh thành và bàn giao năm điểm trường mới tại khu vực miền núi phía Bắc

Khởi động dự án “Ngôi làng hy vọng” năm 2023 cho người dân tộc khó khăn tại Hòa Bình

Cao Bằng: Phát triển mô hình hợp tác xã giúp đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững

Chương trình “góp cây tạo sinh kế” hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số