Thủ tướng: Chính phủ đưa ‘đội hình mạnh’ đối thoại với thanh niên

Thủ tướng nhấn mạnh 3 đột phá chiến lược: Cải cách thể chế, phát triển hạ tầng, đào tạo nhân lực, giúp doanh nghiệp bứt phá mạnh mẽ.
Thủ tướng đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số Thủ tướng: Doanh nghiệp nhà nước phải chủ động tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu Chính phủ tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp công nghệ

Cởi trói thể chế, đầu tư hạ tầng, nâng cao nhân lực

Chiều 24/3, nhân Tháng Thanh niên năm 2025 và chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025), tại Hà Nội, Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Chương trình "Thủ tướng Chính phủ đối thoại với thanh niên Việt Nam năm 2025" với chủ đề: "Thanh niên Việt Nam tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự buổi đối thoại với thanh niên Việt Nam. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự buổi đối thoại với thanh niên Việt Nam. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại chương trình Đối thoại, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, để phát triển doanh nghiệp mạnh hơn, nhiều hơn, trước hết cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp.

Điều này đòi hỏi các chính sách và giải pháp đồng bộ, toàn diện nhằm tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Theo đó, Chính phủ đang tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược quan trọng:

Thứ nhất, về thể chế, cần tiếp tục cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục pháp lý, cắt giảm các khâu trung gian không cần thiết, đồng thời đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các cơ quan quản lý nhà nước. Mục tiêu là giúp doanh nghiệp đăng ký hoạt động dễ dàng hơn, giảm thiểu chi phí tuân thủ và thời gian xử lý hồ sơ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp gia nhập thị trường và mở rộng quy mô.

Thứ hai, đầu tư phát triển hạ tầng chiến lược, không chỉ dừng lại ở giao thông, đô thị mà còn mở rộng sang hạ tầng số, hạ tầng khoa học - công nghệ, hạ tầng năng lượng… Việc phát triển hạ tầng không chỉ giúp mở ra không gian phát triển mới mà còn tạo ra giá trị gia tăng cho đất đai, thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, dịch vụ, du lịch. Từ đó, giảm chi phí đầu vào và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước.

Thứ ba, chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm đáp ứng yêu cầu của các ngành kinh tế mũi nhọn như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức và kinh tế chia sẻ. Đây là yếu tố cốt lõi giúp nâng cao năng suất lao động và thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đang xây dựng đề án phát triển kinh tế tư nhân với quan điểm kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng. Điều này đòi hỏi phải có cơ chế "cởi trói" để doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn, đồng thời các chính sách hỗ trợ phải được thể chế hóa thành luật để đảm bảo tính bền vững và ổn định lâu dài.

Hội nhập sâu rộng để thúc đẩy khoa học - công nghệ

Về vấn đề phát triển khoa học công nghệ và đào tạo nhân lực trong lĩnh vực này, Thủ tướng thẳng thắn nhìn nhận rằng, hiện nay Việt Nam chưa phát triển toàn diện các ngành khoa học, đặc biệt là khoa học cơ bản. Điều này chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển của đất nước cũng như xu thế chung của thế giới.

Do đó, cần có các chính sách ưu tiên, như chính sách vinh danh, hỗ trợ học bổng để khuyến khích sinh viên, nghiên cứu sinh theo đuổi các lĩnh vực khoa học mũi nhọn. Ngoài STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học), các ngành khoa học xã hội và nhân văn, thể dục thể thao, văn hóa và công nghiệp giải trí cũng cần được quan tâm và tạo điều kiện phát triển. Mục tiêu là giúp mỗi cá nhân có thể theo đuổi đam mê, hoài bão và phát huy tối đa thế mạnh của mình.

Đồng thời, cần chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ giáo viên và xây dựng hệ thống giáo dục tiên tiến.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tặng hoa chúc mừng Ban Bí thư Trung ương Đoàn nhân dịp kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tặng hoa chúc mừng Ban Bí thư Trung ương Đoàn nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nhấn mạnh nguyên tắc: "Nhà trường là nền tảng, thầy cô là động lực, học sinh - sinh viên là trung tâm". Một hệ thống giáo dục chất lượng cao sẽ giúp nuôi dưỡng niềm đam mê khoa học từ sớm, tạo nguồn nhân lực vững chắc cho sự phát triển dài hạn của đất nước.

Về hợp tác quốc tế, Việt Nam đang thúc đẩy hội nhập sâu rộng, thực chất và hiệu quả, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Khi thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), Chính phủ không chỉ quan tâm đến nguồn vốn mà còn yêu cầu các nhà đầu tư phải chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực, xây dựng hạ tầng và nâng cao năng lực quản trị.

"Chúng ta cũng đề nghị các nước cấp học bổng cho học sinh, sinh viên Việt Nam; xây dựng mạng lưới khoa học công nghệ", Thủ tướng nói và nhấn mạnh: "Chúng ta làm rất nhiều biện pháp để thúc đẩy hội nhập và chúng ta đang làm rất tích cực".

Thủ tướng cũng đề nghị các đại biểu tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến về những khó khăn, vướng mắc cũng như hiến kế để phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của đất nước.

Theo Thủ tướng, Đảng, Nhà nước ta có 2 mục tiêu lớn là giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc. Việt Nam vừa tăng 8 hạng trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới, xếp thứ 46 toàn cầu, là mức cao nhất từ trước tới nay và cao thứ hai ở Đông Nam Á.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay, Chính phủ đưa đến "đội hình mạnh" trong buổi đối thoại này.

Nhân Tháng Thanh niên năm 2025 và chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025), người đứng đầu Chính phủ gửi lời chúc tới thanh niên mạnh khỏe, tràn đầy hạnh phúc và đạt nhiều thành công hơn nữa.

Nguyên Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thủ tướng Phạm Minh Chính

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thêm lĩnh vực cần nhà nước

Thêm lĩnh vực cần nhà nước 'rót' vốn để thành lập doanh nghiệp

Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp bổ sung lĩnh vực mà nhà nước cần đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp và đầu tư bổ sung vốn nhà nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm và ba chữ

Tổng Bí thư Tô Lâm và ba chữ 'miễn' chạm tới triệu niềm tin

Từ bữa ăn đến viện phí, học phí và bộ máy hành chính, Tổng Bí thư Tô Lâm không chỉ nói chính sách, mà đang cụ thể hóa hình mẫu Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Vĩnh Phúc triển khai lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã

Vĩnh Phúc triển khai lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã

Vĩnh Phúc lấy ý kiến cử tri về đề án sáp nhập tỉnh và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, hoàn tất trước ngày 20/4/2025, đảm bảo đúng quy định, dân chủ.
Hội nghị thượng đỉnh P4G thông qua 2 tuyên bố và đạt 5 đồng thuận lớn

Hội nghị thượng đỉnh P4G thông qua 2 tuyên bố và đạt 5 đồng thuận lớn

Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam năm 2025 đã thông qua 2 tuyên bố và đạt 5 kết quả đồng thuận.
Sửa luật để phù hợp với bộ máy Mặt trận Tổ quốc

Sửa luật để phù hợp với bộ máy Mặt trận Tổ quốc

Việc sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức bộ máy, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sau khi được sắp xếp.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin về cải cách tiền lương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin về cải cách tiền lương

Việc triển khai thực hiện cải cách tiền lương đã góp phần cơ bản nâng cao thu nhập, cải thiện đáng kể đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức...
Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

Theo Ủy ban Văn hóa và Xã hội, tổng dự toán kinh phí để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non 3 đến 5 tuổi (giai đoạn 2026 - 2030) là 116.314,1 tỷ đồng.
Luật Báo chí (sửa đổi) sẽ khắc phục những vấn đề nào?

Luật Báo chí (sửa đổi) sẽ khắc phục những vấn đề nào?

Sáng 17/4, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng có buổi làm việc về dự án Luật Báo chí (sửa đổi) nêu bật một số vấn đề cần giải quyết.
Đề xuất chính sách đặc thù cho khu thương mại tự do Hải Phòng

Đề xuất chính sách đặc thù cho khu thương mại tự do Hải Phòng

Khu thương mại tự do Hải Phòng được tổ chức thành các khu chức năng: Khu sản xuất, khu cảng và hậu cần cảng - logistics, khu thương mại - dịch vụ...
Mốc son đưa quan hệ Việt - Trung lên tầm cao mới

Mốc son đưa quan hệ Việt - Trung lên tầm cao mới

Theo Bộ Ngoại giao, chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thành công tốt đẹp trên mọi phương diện.
Vĩnh Phúc còn 36 xã, phường sau khi sắp xếp

Vĩnh Phúc còn 36 xã, phường sau khi sắp xếp

Vĩnh Phúc giảm còn 36 xã, phường sau sáp nhập, từng bước tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý, cải thiện chất lượng phục vụ người dân.
Lấp

Lấp 'lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 1 - Còn nhiều bất cập!

Vụ 'sữa giả' gần 500 tỷ đồng bị triệt phá cho thấy công tác quản lý thực phẩm từ sữa do Bộ Y tế được giao trách nhiệm chính còn rất nhiều bất cập cần tháo gỡ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Một thế giới xanh cần các quốc gia xanh

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Một thế giới xanh cần các quốc gia xanh

Một nền kinh tế xanh cần các doanh nghiệp xanh. Một xã hội xanh cần các công dân xanh. Một thế giới xanh cần các quốc gia xanh.
Thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Thực hiện thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự công ích nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể...
Việt Nam là thành viên sáng lập, đối tác chính thức P4G

Việt Nam là thành viên sáng lập, đối tác chính thức P4G

Chiều 16/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức các đoàn khách quốc tế tham dự Hội nghị Thượng đỉnh P4G Việt Nam năm 2025.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự triển lãm tăng trưởng xanh

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự triển lãm tăng trưởng xanh

Chiều 16/4, tại Hà Nội, diễn ra lễ khai mạc triển lãm tăng trưởng xanh với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, tổ chức quốc tế.
Đề xuất hình sự hóa tội phạm bán hàng đa cấp

Đề xuất hình sự hóa tội phạm bán hàng đa cấp

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia rà soát, đề xuất sửa đổi, hoàn thiện quy định Bộ Luật Hình sự về tội phạm liên quan bán hàng đa cấp.
Địa phương sáp nhập từ 2 tỉnh không quá 450 đại biểu

Địa phương sáp nhập từ 2 tỉnh không quá 450 đại biểu

Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 45 về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV, trong đó quy định địa phương sáp nhập từ 2 tỉnh, thành không quá 450 đại biểu.
Ban Chấp hành cơ quan Đảng Trung ương không quá quá 39 người

Ban Chấp hành cơ quan Đảng Trung ương không quá quá 39 người

Theo Chỉ thị số 45-CT/TW của Bộ Chính trị, số lượng thành viên Ban Chấp hành Đảng bộ các cơ quan Đảng Trung ương không quá 39 đồng chí trong nhiệm kỳ 2025-2030.
Chế độ, chính sách đối với cán bộ sau đại hội ra sao?

Chế độ, chính sách đối với cán bộ sau đại hội ra sao?

Chỉ thị số 45-CT/TW do Bộ Chính trị ban hành đã quy định việc phân công, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ sau đại hội ra sao?
Độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025-2030 có gì mới?

Độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025-2030 có gì mới?

Bộ Chính trị vừa ban hành Chỉ thị 45 về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng, trong đó quy định rõ độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025-2030.
Khi Tổng Bí thư nói

Khi Tổng Bí thư nói 'Đất nước là quê hương': Đừng níu kéo cái cũ mà cản bước tương lai

“Đất nước là quê hương” - lời hiệu triệu mạnh mẽ từ Tổng Bí thư Tô Lâm, cảnh tỉnh tư duy bản vị, thúc đẩy cải cách hành chính vì tương lai đất nước.
Số lượng uỷ viên ban thường vụ cấp tỉnh, thành thuộc Trung ương trong nhiệm kỳ mới

Số lượng uỷ viên ban thường vụ cấp tỉnh, thành thuộc Trung ương trong nhiệm kỳ mới

Chỉ thị số 45-CT/TW của Bộ Chính trị quy định rõ số lượng ủy viên ban thường vụ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhiệm kỳ 2025 - 2030.
P4G hỗ trợ 2,8 triệu USD cho doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam

P4G hỗ trợ 2,8 triệu USD cho doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam

Các cơ chế của P4G đã hỗ trợ 8 dự án của doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam với kinh phí 2,8 triệu USD vào các lĩnh vực: chuyển dịch năng lượng, giao thông xanh.
Chủ tịch Quốc hội thông tin về việc sửa đổi Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội thông tin về việc sửa đổi Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, phạm vi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này tập trung vào hai nhóm nội dung.
Mobile VerionPhiên bản di động