Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải đổi mới tư duy, nâng tầm nhìn, đất nước là quê hương

Tổng Bí thư yêu cầu phải đổi mới tư duy, vượt tầm nhìn, vượt lên trên lợi ích cá nhân, vùng miền để phục vụ lợi ích quốc gia – dân tộc. Đất nước là quê hương.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh Tổng Bí thư Tô Lâm: Hữu nghị và hợp tác luôn là dòng chảy chính trong quan hệ Việt - Trung Tổng Bí thư nêu 5 định hướng phát triển, trong đó có hạ tầng năng lượng

Từng cá nhân phải hình dung rõ trách nhiệm trong cuộc 'cách mạng đổi mới'

Sáng 16/4 tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp từ điểm cầu Trung ương tại Hội trường Diên Hồng (Nhà Quốc hội) kết hợp trực tuyến đến 21.000 điểm cầu trong toàn quốc, với sự tham dự đông đảo của cán bộ, đảng viên từ các ban, bộ, ngành Trung ương đến các đơn vị hành chính cấp xã, quân khu, quân đoàn, quân binh chủng, đồng thời được truyền hình và phát thanh trực tiếp trên kênh VTV1 và VOV1.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương. Ảnh: TTXVN
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo hội nghị tại điểm cầu Trung ương. Ảnh: TTXVN

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, lần đầu tiên trong công tác quán triệt nghị quyết có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản ngay từ đầu: Chủ trương đã rõ, phương án, kế hoạch, lộ trình đã cụ thể. Điểm mới là có sự phân công rõ người, rõ việc, rõ cách làm, rõ trách nhiệm, rõ thời gian hoàn thành, tạo điều kiện để các cơ quan, đơn vị bắt tay ngay vào thực hiện sau hội nghị.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, mỗi cán bộ, đảng viên cần hình dung rõ trách nhiệm cá nhân của mình trong “cuộc cách mạng” đổi mới để phát triển đất nước. Các cấp ủy, tổ chức đảng có trách nhiệm tiếp tục nghiên cứu sâu, quán triệt kỹ các nội dung Nghị quyết và xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, thực chất, phù hợp với tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị.

Trước khối lượng công việc rất lớn, nhiều việc chưa có tiền lệ, Tổng Bí thư yêu cầu phải đề cao quyết tâm chính trị cao nhất để triển khai Nghị quyết như một cuộc cách mạng toàn diện về sắp xếp tổ chức bộ máy, cải cách đơn vị hành chính, đổi mới phương thức lãnh đạo, nhằm tạo bứt phá trong phát triển. Toàn hệ thống chính trị cần tập trung cao độ triển khai công việc trên tinh thần “đúng vai, thuộc bài”, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở, không để xảy ra tình trạng cục bộ, địa phương hóa.

Tổng Bí thư lưu ý phương châm triển khai là “vừa chạy vừa xếp hàng” – tức vừa thực hiện vừa hoàn thiện, song không được chủ quan, nóng vội. Mỗi việc phải thực hiện bài bản, có thứ tự ưu tiên, liên thông giữa các phần việc, đảm bảo đúng quy trình, thủ tục, không làm qua loa, hình thức.

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự hội nghị. Ảnh: TTXVN
Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự hội nghị. Ảnh: TTXVN

Cũng theo chỉ đạo của Tổng Bí thư, các địa phương, đơn vị cần bám sát tiến độ, hoàn thành sớm các nhiệm vụ để nhanh chóng đi vào ổn định, tạo điều kiện phát triển. Đặc biệt, công tác tuyên truyền cần được đẩy mạnh, bảo đảm đồng thuận xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong những nội dung liên quan đến sửa đổi Hiến pháp, sáp nhập đơn vị hành chính.

Đổi mới tư duy, nâng tầm nhìn để phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp là nhiệm vụ hệ trọng, có ảnh hưởng nhất định tới tâm tư cán bộ, đảng viên và nhân dân, bởi gắn với ký ức, tình cảm về quê hương, nơi chôn rau cắt rốn. Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước phát triển nhanh, đòi hỏi phải đổi mới tư duy, nâng tầm nhìn, vượt lên trên lợi ích cá nhân, vùng miền để phục vụ lợi ích quốc gia – dân tộc. “Đất nước là quê hương” – Tổng Bí thư khẳng định.

Việc sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập xã không chỉ là điều chỉnh địa giới hành chính, mà còn điều chỉnh không gian phát triển, phân bổ nguồn lực và cơ cấu kinh tế. Tổng Bí thư yêu cầu tuyệt đối không để xảy ra hai khuynh hướng cực đoan: Hoặc sáp nhập quá rộng, dẫn đến hình thành một “cấp huyện thu nhỏ”; hoặc sáp nhập quá nhỏ, khiến đơn vị mới kém hiệu quả, không có dư địa phát triển. Ban Thường vụ các tỉnh phải cân nhắc thận trọng, tính toán dài hạn, đảm bảo hiệu quả và bền vững.

Về công tác cán bộ – vấn đề then chốt trong tái cấu trúc bộ máy, Tổng Bí thư nhấn mạnh nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo toàn diện. Việc bố trí cán bộ phải công tâm, khách quan, minh bạch, không để xảy ra tình trạng bè phái, chạy chức, chạy quyền, lợi ích nhóm. Nhân sự lãnh đạo mới phải đáp ứng các tiêu chí “đủ đức – đủ tài – đủ tâm – đủ tầm – đủ sức – đủ nhiệt huyết cách mạng”, đủ bản lĩnh gánh vác trọng trách trong giai đoạn phát triển mới. Những cán bộ không còn phù hợp cần chủ động rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương. Ảnh: TTXVN

Tổng Bí thư đặc biệt lưu ý tới việc lựa chọn cán bộ lãnh đạo các cấp sau sáp nhập. Cần bảo đảm sự liên thông, đồng bộ trong bốn giai đoạn nhân sự: Từ sau sáp nhập đến Đại hội cấp tỉnh, cấp xã, đến Đại hội Đảng XIV và bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. Công tác nhân sự phải đặt yêu cầu nhiệm vụ lên hàng đầu.

Về văn kiện đại hội đảng các cấp, Tổng Bí thư yêu cầu khẩn trương hoàn thành dự thảo trước ngày 30/6/2025, kể cả với các đơn vị sau khi sáp nhập. Các địa phương cần chủ động xây dựng tầm nhìn phát triển cho không gian mới, đơn vị mới, gắn với quy hoạch tổng thể quốc gia và phát triển bền vững.

Tổng Bí thư đồng thời nhấn mạnh việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 phải song hành với các nhiệm vụ trọng yếu khác của đất nước. Không được để tâm lý chờ đợi, nghe ngóng cản trở tiến độ. Các địa phương cần sớm khắc phục những hạn chế đã được chỉ ra qua kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; tập trung tổ chức tốt các sự kiện trọng đại sắp tới như Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 – biến khí thế dân tộc thành động lực thực hiện thành công Nghị quyết.

Kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa – Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương – khẳng định sẽ phối hợp đồng bộ cùng các cơ quan xây dựng hướng dẫn tuyên truyền, đẩy mạnh việc đưa các nghị quyết, kết luận của Trung ương đi vào đời sống thực tiễn.

Ông đề nghị các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội phải chủ động quán triệt, tuyên truyền sâu rộng các nội dung Nghị quyết Trung ương 11, gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương, tạo sự đồng thuận, thống nhất nhận thức và hành động trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. “Thắp lên ngọn lửa niềm tin – đưa chủ trương của Đảng đi vào cuộc sống” – đó chính là sứ mệnh chính trị to lớn đặt ra trong giai đoạn mới.

Trước yêu cầu cùng lúc phải triển khai một khối lượng công việc rất lớn, phạm vi rộng, thời gian ngắn, chất lượng cao, nhiều việc chưa có tiền lệ và để thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, Tổng Bí thư yêu cầu, phải xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11, xác định đây là một “cuộc cách mạng” về sắp xếp bộ máy tổ chức, sắp xếp đơn vị hành chính và cải cách, đổi mới để phát triển đất nước.
Minh Trang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tổng Bí thư Tô Lâm

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chủ tịch Quốc hội: Có thể miễn học phí cho hệ dân lập, tư thục

Chủ tịch Quốc hội: Có thể miễn học phí cho hệ dân lập, tư thục

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tinh giản bộ máy mới có nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, nguồn lực để đảm bảo quốc phòng an ninh...
Chính phủ

Chính phủ 'chốt' thời gian khởi công, khánh thành công trình trọng điểm

Chính phủ chốt kịch bản, thời gian tổ chức lễ khởi công, khánh thành công trình lớn toàn quốc nhân dịp 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 3 - Người nổi tiếng và trách nhiệm khi quảng cáo

Đường dây sản xuất gần 600 loại sữa giả bị triệt phá gây phẫn nộ, dư luận réo tên loạt nghệ sĩ từng quảng cáo thổi phồng công dụng, tiếp tay cho lừa đảo.
Thủ tướng:Sửa 5 luật, tháo gỡ các vướng mắc về thể chế

Thủ tướng:Sửa 5 luật, tháo gỡ các vướng mắc về thể chế

Cần tiếp tục rà soát, quán triệt, cụ thể hóa, thể chế hóa tất cả chủ trương, đường lối của Đảng, tháo gỡ các vướng mắc về thể chế.
Đề xuất giảm thời gian thực hiện quy trình, thủ tục bầu cử

Đề xuất giảm thời gian thực hiện quy trình, thủ tục bầu cử

Sửa đổi các quy định nhằm điều chỉnh giảm thời gian thực hiện quy trình, thủ tục bầu cử (còn 42 ngày so với 70 ngày của Luật hiện hành).

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ góp tiếng nói thúc đẩy đàm phán sớm đạt kết quả

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ góp tiếng nói thúc đẩy đàm phán sớm đạt kết quả

Tại buổi tiếp ông Jeffrey David Perlman, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị các doanh nghiệp Hoa Kỳ đóng góp tiếng nói thúc đẩy quá trình đàm phán đạt kết quả tốt đẹp
Làm rõ nguyên nhân tai nạn lao động tại Khu công nghiệp Đất Cuốc

Làm rõ nguyên nhân tai nạn lao động tại Khu công nghiệp Đất Cuốc

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Bình Dương khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại KCN Đất Cuốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo động lực mới từ cải cách thể chế

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo động lực mới từ cải cách thể chế

Tại Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, Thủ tướng yêu cầu khơi thông nguồn lực, tạo động lực mới từ cải cách thể chế.
Vì sao cần sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc?

Vì sao cần sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc?

Việc sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc được đặt ra trong bối cảnh yêu cầu sắp xếp, tinh gọn cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội...
Thủ tướng: Phong trào thi đua hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 mang lại hiệu quả cao

Thủ tướng: Phong trào thi đua hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 mang lại hiệu quả cao

Thủ tướng nhấn mạnh phong trào thi đua hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 đã mang lại hiệu quả cao.
Pháp sẽ thúc đẩy EC gỡ bỏ Thẻ vàng IUU đối với thủy hải sản của Việt Nam

Pháp sẽ thúc đẩy EC gỡ bỏ Thẻ vàng IUU đối với thủy hải sản của Việt Nam

Pháp sẽ thúc đẩy EC gỡ bỏ Thẻ vàng IUU đối với thủy hải sản của Việt Nam nhằm giúp ngành hàng quan trọng này sớm trở lại đường đua xuất khẩu.

'Thúc' tiến độ Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu tăng thêm nhân lực thi công 2 dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2; tăng cường hơn nữa năng lực của Ban quản lý dự án.
Đẩy nhanh điều tra, sớm đưa ra kết luận vụ thuốc giả

Đẩy nhanh điều tra, sớm đưa ra kết luận vụ thuốc giả

Bộ Công an tập trung đẩy nhanh tiến độ điều tra, sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
Doanh nghiệp nhà nước phải có cơ chế trả lương như tư nhân

Doanh nghiệp nhà nước phải có cơ chế trả lương như tư nhân

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, chính sách tiền lương tại doanh nghiệp nhà nước phải đảm bảo người lao động đủ sống, cạnh tranh với tư nhân.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 17/4/2025 về xử lý vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả.

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 2 - Tự công bố và hậu kiểm lỏng lẻo - kẽ hở chết người!

Cơ chế tự công bố sản phẩm cùng hậu kiểm lỏng lẻo đang trở thành kẽ hở chết người, tạo điều kiện hợp pháp hóa sản phẩm giả, kém chất lượng trên thị trường.
Chính sách tiền lương cán bộ cấp xã, hoàn thành trước 30/7

Chính sách tiền lương cán bộ cấp xã, hoàn thành trước 30/7

Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng Nghị định của Chính phủ về chính sách tiền lương đối với cán bộ cấp xã sau sắp xếp, hoàn thành trước ngày 30/7/2025.
Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế phát triển trung tâm tài chính quốc tế

Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế phát triển trung tâm tài chính quốc tế

Việc xây dựng, vận hành và phát triển trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh tại Việt Nam sẽ góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Thêm lĩnh vực cần nhà nước

Thêm lĩnh vực cần nhà nước 'rót' vốn để thành lập doanh nghiệp

Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp bổ sung lĩnh vực mà nhà nước cần đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp và đầu tư bổ sung vốn nhà nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm và ba chữ

Tổng Bí thư Tô Lâm và ba chữ 'miễn' chạm tới triệu niềm tin

Từ bữa ăn đến viện phí, học phí và bộ máy hành chính, Tổng Bí thư Tô Lâm không chỉ nói chính sách, mà đang cụ thể hóa hình mẫu Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Vĩnh Phúc triển khai lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã

Vĩnh Phúc triển khai lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã

Vĩnh Phúc lấy ý kiến cử tri về đề án sáp nhập tỉnh và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, hoàn tất trước ngày 20/4/2025, đảm bảo đúng quy định, dân chủ.
Hội nghị thượng đỉnh P4G thông qua 2 tuyên bố và đạt 5 đồng thuận lớn

Hội nghị thượng đỉnh P4G thông qua 2 tuyên bố và đạt 5 đồng thuận lớn

Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam năm 2025 đã thông qua 2 tuyên bố và đạt 5 kết quả đồng thuận.
Sửa luật để phù hợp với bộ máy Mặt trận Tổ quốc

Sửa luật để phù hợp với bộ máy Mặt trận Tổ quốc

Việc sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức bộ máy, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sau khi được sắp xếp.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin về cải cách tiền lương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin về cải cách tiền lương

Việc triển khai thực hiện cải cách tiền lương đã góp phần cơ bản nâng cao thu nhập, cải thiện đáng kể đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức...
Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

Theo Ủy ban Văn hóa và Xã hội, tổng dự toán kinh phí để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non 3 đến 5 tuổi (giai đoạn 2026 - 2030) là 116.314,1 tỷ đồng.
Mobile VerionPhiên bản di động